tụ phen nữa ở huyện Thanh Lâm, chiêu tập quân đội được hơn 7 vạn người
(Đây là tài liệu của Việt Nam Sử Lược trang 281[3]). Mạc Toàn lại theo
Mạc Kính Chi. Thanh thế quân Mạc nổi lên, chiến cuộc kéo dài được ít
tuần. Sau Trịnh Tùng tự mình đem quân sang huyện Cảm Giang và Thanh
Lâm đánh rất gắt, bắt được Kính Chỉ cùng 60 thủ túc cho họ Mạc.
Theo tài liệu Maybon, có lẽ đúng hơn, thì Mạc Toàn bị bắt sau Mạc Mậu
Hợp ít lâu do đó Mạc Kính Chi mới lên kế vị; có lẽ nào Mạc Toàn còn ở
bên ngoài mà Mạc Kính Chỉ lại lên thay rồi Mạc Toàn lại chạy về với Kính
Chỉ như Việt Nam Sử Lược đã nói.[4]
Điều chắc chắn là sau đó cả Mạc Toàn cùng Kính Chỉ đều bị tử hình
cùng một ngày, chỉ khác kẻ bắt chước kẻ bắt sau.
Mặc dù bị chém giét bắt bớ nhiều như vậy, con cháu nhà Mạc vẫn không
tuyệt. Nhà Mạc còn chiến đấu dai dẳng cho tới hơn 80 năm sau nữa (1677)
mới hết hẳn[5].
Tính ra nhà Mạc khởi nghiệp từ 1522 đến 1592 mới tạm ngừng, vừa
đúng 65 năm ở ngôi ngự trị suốt cả miền Bắc, lấy Thăng Long làm thủ đô,
đàng hoàng như mọi triều vua trước và sau. Duy từ 1592 trở đi, con cháu họ
Mạc bắt đầu tàn, phải rời khỏi Thăng Long để lên chiếm cứ từ Trung du và
duyên hải miền Bắc lên đến Cao Bằng cho tới 1667 mới tuyệt.
Vậy sử thần cần chép rằng nhà Mạc có hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là
thời ngự trị toàn cõi miền Bắc, hưng thịnh như các tiền triều. Thời kỳ thứ
hai là thời ký thất thế chỉ còn nắm giữ được nửa xứ Bắc từ vùng Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thái nguyên trở lên mà thôi, cũng kéo dài được trên nửa thế kỷ
nữa.
Sau cuộc đại thắng nhà Mạc, Trịnh Tùng cho người đón vua Thế Tông
ra Thăng Long và mở tiệc ăn mừng cùng khao thưởng tướng sĩ. Từ giai