thêm cả Bắc Bố Chính rồi về Thăng Long. Chiến dịch Nghệ An xét ra đã
kéo dài tới 6 năm.
Đại Chiến Lần Thứ Sáu (Tân Sửu – 1661)
Trịnh Căn về Thăng Long hồi tháng hai năm Tân Sửu như trên đã nói do
hai cớ: Cớ thứ nhất để hưởng thụ sự chào đón tưng bừng của vua quan và
nhân dân miền Bắc đối với người anh hùng chiến thắng miền Nam. Cớ thứ
nhì là để binh sĩ có dịp nghỉ ngơi sau nhiều năm gian lao, mệt mỏi rồi cuối
năm Sửu, Trịnh lại khởi chiến[2].
Trịnh Căn vẫn giữ chức Thống lĩnh; Đào Quang Nhiêu làm Thống
Suất[3] Lê Hiến và Hoàng Nghĩa là Đốc Suất thêm 3 Đốc Thị là Lê Sĩ Triệt,
Trịnh Thì Tế và Thân Tuấn. Lần này chúa Trịnh rất khôn khéo, mời vua Lê
Thần Tông đi dự chiến để lấy thêm uy tín vì dân Hà Tĩnh và Bố Chính vừa
đây nghiêng ngả theo Nguyễn. Vừa đóng ở Phủ Lộ trên hữu ngạn sông
Gianh mà trước đây không lâu chúa Hiến đã có dịp đến hạ Tống hành dinh.
Quân Trịnh chia ra 3 đạo: Thủy quân đến đóng ngay tại cửa sông Nhật Lệ.
Bộ binh qua sông Gianh tiến vào Nam Bố Chính, còn đại quân bắt đầu từ
làng An Nam chỗ bờ biển đến chân núi Châu Thị[4]. Thành này có tác dụng
bao lấy thành Đồng Hới về phía Tây. Người ta đặt đại bác ở đây và hai quân
đối diện nhau chỉ có cách bức thành này mà thôi. Trịnh cho một quant ham
mưu là Hoàng Trung mang lọng vàng và hương án cùng vài tên lính đến dụ
địch bằng một sắc chỉ của vua Lê.
Tướng giữ đồn là Vân Trạch không chịu tiếp sắc và đã bắn chết Hoàng
Trung rồi đôi bên nổi lệnh đánh nhau kịch liệt tại tả ngạn sông Rào Dinh.
Chúa Hiền cho lệnh rút quân tới phía sau thành Đồng Hới để cố thủ vì rào
lũy phía trước không đủ vững để che chở cho quân đội.
Quân Trịnh lại tiến đóng tại làng Trần Ninh, phía Bắc thành Đồng Hới,
giữ con đường biển vào làng Chính Thỉ (tức Trung Ngãi bây giờ) gần phía
Tây thành Đồng Hới, như thế là Trịnh giữ cả đường đi vào miền núi. Hữu