Và còn vài tướng lĩnh có liêm sĩ và tiết nghĩa là: Thạc Quân Công
Hoàng Phùng Cơ với 500 quân nghĩa từ Sơn Tây từ hộ vệ kinh thành. Quận
Thạc cùng 8 con (kể cả rể) đem binh ra đóng ở hồ Vạn Xuân[6] dàn trận đồ
ở bến Thúy Ái (cùng thuộc huyện Thanh Trì).
Chúa Trịnh đem hết tinh binh ra ngoài cửa Tây Long, bày trận dưới Ngũ
Long Lâu. Trận này khai diễn vào ngày 25 tháng 6 năm Bính Ngọ.
Quân Tây Sơn thừa thắng ở Sơn Nam liền nuốt giải trường giang (Nhị
Hà) tiến lên bến Nam Dư để đánh bất thần vào quân Trịnh. Lúc này, đại đội
chu sư của Nguyễn Huệ tới nơi thì tại bến Thúy Ái quân Trịnh còn neo
thuyền, lên bãi chơi, chưa có phòng bị gì hết. Tây Sơn tới, quân Trịnh
hoảng hốt không kịp xuống thuyền nữa, chạy tán loạn trong khi súng Cự
thần của Nam Hà bắn như tưới. Một kẻ can đảm: Ngô Cảnh Hoàn, Quản
Tiền Phong Cơ của Trịnh, cương quyết ở lại chóng địch rồi bị tử trận trên
mặt nước. Tiền Phong Cơ gục rồi mà Hoàng Phùng Cơ không hay. Đang
khi Hoàng ăn cơm thì quân Tây Sơn đã vây chung quanh, khiến Phùng Cơ
chỉ còn nước bỏ chạy.
Một đội quân của Trịnh do Mai Thế Pháp cố chặn đường Tây Sơn,
nhưng bộ thuộc tan vỡ dần, Pháp túng thế nhảy xuống sông tự vẫn.
Trong trần này 6 con của Quân Thạc bị trúng đạn chết cả, Quận Thạc
thấy thế nguy, đành kéo con trai là Hoàng Phùng Gia và con rể là Nguyễn
Trọng Thu cùng vài chục binh sĩ liều chết mở một đường máu chạy về
Hưng Hóa. Trong khi này, hồ Vạn Xuân là mồ chôn hầu hết quân Trịnh.
Vượt được tiền tuyến của Trịnh tức là sau khi đánh tan quân Hoafnng
Phùng Cơ, Nguyễn Huệ rần rọ xông lên bến Tây Luông. Tiếng hỏa hổ nổ
ầm ầm ghê rợn, tiếng binh sĩ hò hét và rên rỉ biến trận Tây Luông thành một
cảnh địa ngục hỗn loạn gớm ghê máu chảy đầu rơi ào ạt. Chúa Trịnh phất
cờ lệnh hò ba quân tiến. Quân Tây Sơn như hùm beo thấy mồi cũng lần xả
vào địch như để nuốt chửng.