Nhưng xông vào trận chỉ có quân Nam hà mà thôi, còn quân Bắc Hà
chẳng ai dám liều mạng. Chúa Trịnh liền thúc voi quay về vương phủ thì
trên cửa Tuyên Võ cờ Tây Sơn đang phất phới bay.
Lịch sử ghi: Chúa Khải bỏ Thăng Long sau cuộc bại trận hết sức bi thảm
vào ngày 26 tháng năm Bính Ngọ (1786).
Khải chạy đến lạng Hạ Lôi tỉnh Phúc Yên thì bị dân ở đây bắt nộp cho
Nguyễn Huệ. Dọc đường Khải nhờ đêm tối rút dao đâm cổ mà chết (28 – 6
Bính Ngọ).
Huệ Gặp Vua Lê
Thắng trận xong, quân Tây Sơn vào đóng giữ hoàng thành rất nghiêm
chỉnh, không động chạm đến tài sản và tính mạng của nhân dân.
Theo Cương Mục quyển 46, tờ 23b – 25b thì trong khi còn hành quân ở
Vị Hoàng, Huệ đã phái một tỳ tướng đem binh bí mật đến Thăng Long để
hộ vệ Hoàng gia (vua Lê). Khi quân Tây Sơn tới, các hoàng tử hoảng hốt
nhưng viên tỳ tướng dâng tờ mật thư của Huệ báo trước cuộc vấn an, bấy
giờ vua Lê mới an lòng.
Ngày 26 tháng 6, Nguyễn Huệ dẫn bọn Công Chỉnh và các tướng ta vào
cung Vạn Thọ. Trước mặt nhà vua, ông chúa Tây Sơn có những cử chỉ hết
sức khiêm nhượng.
Trong cuộc đàm thoại, Huệ nói quân Nam hà ra Bắc chỉ có ý phù Lê diệt
Trịnh và làm theo lòng trời.
Lúc này các cựu thần đi lánh nạn hết không còn một ai, vua Lê nghe lời
Chỉnh cho đi tìm Phan Lê Phiên, Trần Công Sán, Uông Sĩ Điển đến lo việc
thù tiếp vị thượng khách.