con. Thân quân Thuận, Quảng chia làm 4 doanh: Tiền, Hậu, Tả, Hữu, lính
mới sung vào Trung quân.
Trừ đám tân binh còn những thân quân của Vương vốn được tập tành
thuần tục đã lâu, chiến đấu dẻo dai, bơi lội giỏi, đi đứng rất nhanh. Vương
nảy ra sáng kiến để cuộc Bắc tiến được cực kỳ thần tốc, cho hợp ba người
làm một tốp rồi lần lượt thay phiên để võng nhau (chắc hẳn lúc đó võng làm
bằng tre vì tre là thứ vật lieuj dễ có nhất ở khắp nước ta và có thể làm thành
chiếc võng giản dị nhất và mau chóng nhất).
Nhờ có sự chuyển vận tối tân và kỳ dị này quân Tây Sơn đi rất nhanh và
đỡ cả sự mệt nhọc. Ngày 20 tháng 12 năm ấy đại quân đến núi Tam Điệp
nơi tiếp giáp của hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Tư Mã Sở và Nội Hầu
Lân ra đón cùng xin chịu tội đã phải rút lui trước quân địch. Vua Quang
Trung chỉ quở trách qua loa.
Để nuôi lòng kiêu căng của giặc, vua Quang Trung vừa cho gấp rút tiến
quân vừa cử một sứ đoàn gồm 8 người đi theo Trần Danh Bính đến gặp
Tổng đốc họ Tôn với ba đạo bẩm văn (một của Lê Duy Cẩn, một của các
cựu thần nhà Lê, một của nhân dân) bày tỏ sự tình phải thay nhà Lê và ngỏ
ý “cung thuận” với “thiên triều”, đồng thời nhà vua lại nộp trả bọn tuần
dương binh của nhà Thanh có bón chục người bị tướng Tây Sơn bắt được
khi còn đóng ở Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị xé thư, giết Trần Danh Bính và giam toàn thể nhân dân sứ
đoàn lại, rồi truyền hịch kể tội vua Quang Trung và cho biết sẽ bắt nhà vua
cùng đánh tới Quảng Nam cho sạch cả gốc lẫn ngọn.
Ngày 30 tết, quân Tây sơn vượt qua bến bò Gián Khuất. Tướng nhà Lê
trấn giữ Sơn Nam (Nam Đinh) là Hoàng Phùng Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy về
sông Nguyệt Quyết thuộc huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Bọn thám tử
của nhà Thanh cũng bở vía lẩn nốt bị đuổi đến Phú Xuyên (Hà Đông) rồi bị