Thanh phong chức Tả lĩnh và trao mũ áo quan Tam phẩm cho vua Chiêu
Thống.
Nhà vua biết mình bị lừa đau đớn lắm bèn cùng bề tôi là Phạm Như
Tùng, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích uống máu ăn
thề, định sống chết thế nào cũng xin cho được viện binh mới nghe. Nếu việc
này không xong thì xin cho hai tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang để phụng
thờ tổ tiên hoặc xin về nước hợp cùng Cựu Nguyễn ở Gia Định mưu việc
khôi phục.
Thấy thái độ quyết liệt của vua tôi nhà Lê, Kim Giản bàn với Hòa Thân
di chuyển vua Chiêu Thống và các vong thần mỗi người đi một nơi. Việc
này xảy ra vào năm Tân Hợi (1791), kẻ đi Phụng Thiên, người đi Trực Lệ
riêng Phạm Đình Thiện, Đinh Nhạ Hành ở lại hầu vua.
Một hôm vua Chiêu Thống cưỡi ngựa đến tư dinh Kim Giản để can
thiệp về vụ các tùy thuộc bị lưu đày, nhà vua gặp Kim Giản vào chầu vua
Càn Long ở vườn Viên Minh, lính canh gác không cho Chiêu Thống vào
vườn, người đi hầu vua Lê là Nguyễn Văn Quyên thấy bọn lính Tàu vô lễ
với chúa mình liền lấy gạch ném vào chúng và hết lời chửi rủa. Bọn lính
xúm vào đánh Quyên chẳng bao lâu Quyên bị bệnh mà chết.
Từ giai đoạn này trở đi, Chiêu Thống biết rằng hết trông cậy vào người
Thanh, nên tuyệt vọng, thân thể cùng tinh thần mỗi ngày một hao mòn. Qua
tháng 3 năm Nhâm Tí (1792) hoàng tử lên đậu mùa rồi chết. Nhà vua càng
đau đơn thêm rồi thở hơi thở cuối cùng vào tháng 10 năm Quí Sửu (1793),
thọ 28 tuổi. Nhà Thanh lấy lễ tước Công mà mai tang ở ngoài cửa Đông
Trực. Sáu năm sau, tháng 11 năm Kỷ Mùi (1799) đời vua Gia Khánh,
Hoàng thái hậu cũng qua đời. Xét ra, trên Lịch sử vua Chiêu Thống là một
ông vua xấu sổ nhất. Thuở ấu trí cha là Lê Duy Vĩ bị chúa Trịnh hạ sát, mẹ
con bị cầm tù khá lâu đến khi lên ngôi thì bị cảnh quốc phá, gia vong rồi bị
nhục trên đất Tàu cho tới lúc không còn gượng sống thêm được nữa.