Vua Louis XVI liền ký hiệp ước tại Versailles ngày 28-11-1787 thuận
giúp Nguyễn Vương 4 chiến hạm, 1750 sĩ quan và binh sĩ có đủ súng đạn
(Điều 2) Giám mục thay mặt Nguyễn Vương nhận quyền sở hữu về cửa
Hàn (Tourane) và đảo Côn Lôn sẽ thuộc cả Việt lẫn Pháp (Điều 5), nước
Pháp được tự do đi lại và trú ngụ ở nước Nam, còn người ngoại quốc nào
muốn nhập cảnh ở đây thì phải có sự chấp thuận trước của nước Pháp. Việt
và Pháp lại tương trợ về quân sự mỗi khi hữu sự (Điều 8 và 9).
Trong khi GIám mục hoạt động ở Pháp thì Nguyễn Vương còn nương
náu trên đất Tiêm đã giúp vua đánh quân Miến Điện và Mã Lai vào cướp
phá xứ này Nguyễn Vương được tin anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ
lủng củng với nhau và quân của Nhạc ở Gia Định đã rút nhiều về Qui
Nhơn, Nguyễn Vương liền cho người bí mật đến Hà Tiên cổ võ nhân tâm và
tổ chức binh đội. Rồi Nguyễn Vương phải trốn về Nam Việt vào một buổi
tối, sợ vua Tiêm giữ lại.
Tháng 7 năm Đinh Tị (1787) quân Nguyễn đánh vào Long Xuyên có kết
quả. Nguyễn Vương mạo một bức thơ để Nguyễn Lữ hiểu lầm thái độ của
viên Trấn thủ Sài Côn là Phạm Văn Tham, lợi dụng sự nghi ngờ của tướng
Tây Sơn, Nguyễn Vương chiếm Sa Đéc, Vĩnh Long rồi đóng quân ở Mỹ
Tho dùng nơi này làm căn cứ.
Ngày 7-9-1788 Nguyễn Vương đánh được Gia Định đuổi được tướng
Phạm Văn Tham đang quyết tử giữ thành này. Từ giờ này trở về sau thành
Gia Định nằm mãi mãi trong tay họ Nguyễn.
Nguyễn Vương liền thi hành ngay ở đây chính sách định quốc an dân.
Việc cờ bạc, đàng điếm, mê tín nhảm nhí đều cấm ngặt. Các ngạch thuế
khóa được đặt ra để lấy tiền nuôi quân đội và việc khẩn hoang, trồng trột
được thúc đẩy rất là mạnh mẽ. Mười hai Điền Tuấn quan trong đó có Trịnh
Hoài Đức, Ngô Tòng Chu, Lê Quang Định được cử ra để dạy bảo dân làm
ăn cầy cấy. Thuế ruộng nộp bằng thóc. Ruộng đồng bằng nộp 100 cơ (mỗi
cơ là 42 bát), ruộng đồi núi nộp 70 cơ trở lên. Binh sĩ cũng như phủ nộp đủ