thì miễn cho một năm tạp dịch. Nhà nước cấp trâu bò và nông cụ cho ai quá
nghèo rồi các thứ này được trả bằng thóc vào ngày mùa. Nguyễn Vương
còn tổ chức các đồn điền ở những vùng cao nguyên. Khai khẩn ở đây là
những đội gồm quân lính và dân chúng gọi là đồn điền đội, mỗi người phải
nộp đồng niên 6 hộc thóc. Dân mộ được 10 người trở lên đi làm đồn điền
thì cho làm cai trại và miễn sưu dịch. Nhờ có sự khôn khéo này Nam Kỳ
xưa kia hoang vu dần dần trở nên trù phú, đông đảo và vui vẻ. Người ngoại
quốc ra vào buôn bán tấp nập. Bấy giờ Nguyễn Vương chú ý rất nhiều đến
việc mua các đồ đồng, sắt, gang, thép để làm quân khí và trả bằng ngũ cốc
cùng đường cát.
Nguyễn Vương đang gặp may thì nhiều người Pháp do Giám mục Bá Đa
Lộc chiêu mộ đã tới giúp. Nguyên hiệp ước Versailler tuy đã ký nhưng
Pháp đình còn giao cho Toàn Quyền De Conway ở Ấn Độ nghiên cứu lại.
Tướng De Conway phần vì không ưa giám mục, phần thấy chính giới Pháp
có ý rụt rè về việc xuất quân bởi kém cả khả năng tài chính, ông ta lại sợ
trách nhiệm nữa nên đã bác bỏ hiệp ức kể trên. Giám mục không còn cách
nào khác hơn là xuất tài lực riêng của mình ra để chiêu binh, mộ tướng cho
họ Nguyễn.
Tháng 9-1788, các tàu Dryade, Garonne, Đại Úy Cook và Moyse mang
nhiều vũ khí đến Sài Côn và một số võ quan Pháp là: Olivier, Dayot,
Vannier, Laurent Barizy, de Forsans phần nhiều sở trường về hải quân và tổ
chức các ngành quân đội theo lối Âu Châu. Xét ra Giám mục đã đóng vai
trò một Bộ trưởng Chiến tranh và Ngoại giao rất đắc lực cho Nguyễn
Vương.
Từ giai đoạn này quân Gia Định mỗi ngày một mạnh bởi được chỉnh bị
và cải tổ theo Tây phương về chiến thuật cũng như về chiến lược.
Tháng 3 năm Quí Sửu (1793) thế tử Cảnh được lập làm “Đông Cung”
lãnh chức coi Tả quân danh.