giao cho Nguyễn Văn Thành giữ Diên Khánh, Nguyễn Hoàng Đức giữ
Bình Thuận.
Bọn Phạm Công Hưng giải vây cho thành Qui Nhơn xong thì vào lấy hết
kho tàng và ra mặt chiếm đóng thành khiến vua Thái Đức uất lên, hộc máu
mà chết. (Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm).
Cảnh Thịnh phong cho Nguyễn Bảo tước Công, cấp lộc một huyện gọi
là Tiểu triều rồi cử Lê Trung và Nguyễn Văn Huấn ở lại giữ Qui Nhơn. Tuy
vậy Bảo vẫn giận và qua hàng Nguyễn Vương[1].
Cuộc chiến tranh giữa Tân Nguyễn và Cựu Nguyễn vẫn tiếp tục. Quân
Nguyễn tuy thường thắng trận nhưng vẫn không chiếm được Qui Nhớn.
Năm 1797, vua Cảnh Thịnh đem nhiều lực lượng đến bảo vệ Qui Nhơn.
Nguyễn Vương phải bỏ việc tấn công thành này rồi mang quân đánh lén
cửa Hàn, phá được nhiều chiến thuyền của Tây Sơn rồi rút về Sài Côn.
Đầu 1798, Nguyễn Bảo đánh được vào Qui Nhơn báo tin cho Nguyễn
Vương ra hợp sức, nhưng quân Nguyễn chưa ra kịp thì thành Qui Nhơn lại
bị Phú Xuân tái chiếm và Bảo bị giết.
3 – Qui Nhơn Thất Thủ Lần Thứ Hai Và Thứ Ba
Đầu năm Giáp Dần (1794) như ta thấy Tây Sơn cho tướng Nguyễn Văn
Hưng đem bộ binh vào đánh Phú Yên, Trần Quang Diệu vây thành Diên
Khánh. Đông Cung Cảnh phải cầu cứu về Gia Định. Đại binh của Nguyễn
Vương ra giải vây được thì Diệu rút quân về. Võ Tánh rat hay Đông Cung
Cảnh để giữ Diên Khánh.
Năm sau Diệu trở lại, Diên Khánh bị uy hiếp nặng nề, Nguyễn Vương
lại đem thủy sư ra cứu. Lúc này giữa triều Tây Sơn, các đại thần bất hòa với
nhau vì vua Cảnh Thịnh quá non nớt. Năm Ất Mão (1795) Thái sư Bùi Đắc
Tuyeen cho Ngô Văn Sở ra Bắc thay Võ Văn Dũng. DŨng về Phú Xuân
đến trạm Hoàng Giang gặp Trung thư lịnh Trần Văn Kỷ phải tội bị đầy ra