đây. Kỷ vốn được Dũng quý trọng đã xui Dũng về trừ Bùi Đắc Tuyên. Dũng
nghe theo nên liền mưu với Phạm Công Hưng đem quân vây nhà Bùi Đắc
Tuyên vào một đêm tối. Con Tuyên là Trụ đang ở Qui Nhơn cũng bị bắt
nốt. Bọn Dũng còn lấy lệnh vua sai Tiết chế Nguyễn Quang Thùy giải Ngô
Văn Sở về Phú XUân. Những người này đều bị cáo làm phản và dìm xuống
sông mà chết. Thế lực nhà Tây Sơn từ đấy sút kém hẳn.
Năm Đinh Tị (1797) đánh không được Qui Nhơn, Vương để Nguyễn
Văn Thành và Đặng Trần Thường ở lại giữ Diên Khánh. Ảnh hưởng của
Gia Định vẫn chưa ra khỏi địa phương này.
Năm Kỷ Vị (1799), Vương lại mang đại quân thủy bộ ra đánh Phú Yên,
Qui Nhơn. Riêng thành Qui Nhơn cho đến bấy giờ rất là kiên cố, quân
Nguyễn ra công mấy lần mà vẫn không lấy được. Năm ấy, Giám mục Bá Đa
Lộc cùng Đông Cung Cảnh cầm đầu một đạo quân lớn đến bao vây phen
nữa. Tháng tư Nguyễn Vương dẫn thủy quân đánh vào cửa Thị Nại. Hậu
quân Võ Tánh và Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức đổ bộ lên đóng ở Trúc
Khê. Tiền quân có Nguyễn Văn Thành ra đánh Phú Yên rồi lệnh đi tiếp ứng
đi tiếp ứng cho Võ Tánh.
Ba đạo quân khác theo đường bộ, đạo thứ nhất có quân Lào hợp sức
nhắm vào Thanh Hóa làm mục tiêu; đạo thứ nhì men theo bờ bể, đạo thứ ba
đi con đường ngắn nhất đến Qui Nhơn, nối tiếp với các đạo quân đang đổ
bộ. Các đồn Tây Sơn thuộc tiền tuyến bảo vệ thành Qui Nhơn bị mất dần
vào tay các tướng Lê Văn Duyệt và Võ Tánh. Triều đình Phú Xuân cho
Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem binh vào cứu nhưng đến Quảng
Ngãi thì Tây Sơn bị quân của Nguyễn Văn Thành ngăn lại ở Thạch Tân.
Đạo quân của Vũ Văn Dũng đến Chung Xá cũng ngừng lại, đêm tới có
người trông thấy con nai trong rừng lạc ra liền reo lên: Con nai!Quân Tây
Sơn nghe lầm ra là: Quân Đồng Nai! Liền bỏ chạy vỡ tan hết, Quân Nguyễn
cứ thế đuổi đánh.