VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 628

2 – Nguyễn Vương Tấn Công Vào Qui Nhơn Lầm Thứ Nhất

Được Gia Định làm căn cứ có đủ thóc gạo nuôi quân, ngay năm sau là

năm Canh Tuất, vào tháng tư (1790) vương cho Lê Văn Câu là Chưởng
Tiền Quân đem 5000 quân thủy bộ ra đánh thành Bình Thuận, Võ Tánh và
Nguyễn Văn Thành về Gia Định. Lê Văn Câu ở lại giữ Phan Rí. Sau việc
thất bại này Câu bị lột hết chức tước, lấy làm xấu hổ nên uống thuốc độc
mà chết.

Những việc xuất quân của Gia Định trên đây xét ra không lợi. Bấy giờ là

tháng 7, gió Bắc thổi mạnh phải đợi gió thuận thủy quân mới đi đánh nhau
được. Cuối mùa Xuân năm Nhâm Tí (1792) quân Gia Định, do các tướng
Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành, Dayot, Vannier đem các chiến
hạm, chiến thuyền ra đánh thủy quân của Tây Sơn ở Thị Nại (cửa Qui
Nhơn) rồi bỏ về.

Năm sau, Quý Sửu (1793) Thế tử Cảnh được chỉ định giữ Gia Định,

Nguyễn Vương tự lĩnh thủy quân cùng bọn Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh
đánh vào Nha Trang, lấy hai phủ Diên Khánh và Bình Khang rồi tiến ra
đánh phủ Phú Yên; trong khi này lục quân của Tôn Thất Hội, Nguyễn
Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành tấn công Phan Rí.

Thủy quân Gia Định toàn thắng, nhưng lục quân Gia Định chỉ hạ được

phủ Bình Thuận mà thôi. Vương liền gọi bọn Thành tiến lên cùng hợp sức
đánh Qui Nhơn. Trước thế mạnh của Gia Định, tại Thị Nại, Nguyễn Nhạc
sai Thái tử Nguyễn Bảo ra cầm trợ. Vương cho Võ Tánh, Tôn Thất Hội,
Nguyễn văn Thành đánh tập hậu, quân Tây Sơn thua to phải chạy về giữ
thành Qui Nhơn. Thành này bị quân Gia Định phong tỏa rất là nguy ngập.

Vua Thái Đức phải cho người ra Phú Xuân cầu cứu vua Cảnh Thịnh tức

Nguyễn Quang Toản vừa lên kế vị Quang Trung (1792). Quân của Toản vào
giải vây, Nguyễn Vương liệu sức chống không nổi viện quân liền rút hết
binh sĩ về Diên Khánh (tức Khánh Hòa ngày nay) rồi trở lại Gia Định và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.