VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 646

A) Tại Bắc Hà và Nam Hà, nhà vua đặt một quan Tổng Trấn để trông

nom mọi việc. Quan Tổng Trấn Bắc Hà bấy giờ là Nguyễn Văn Thành,
Tổng Trấn Nam Hà là Lê Văn Duyệt. Cả hai đều là võ quan cấp tướng đối
cao. Dĩ nhiên ý của nhà vua là vì việc loạn chỉ mới tạm yên, cần phải có võ
tướng để toàn quyền hành động mới giải quyết được mọi vấn đề. Dưới
quyền Tổng Trấn có phó Tổng Trấn, có quan Ký Lục và Cai Bạ giúp việc
cai trị. Quan lại ở Bắc Hà được tuyển dụng trong các cựu thần của nhà Lê
và các thổ hào sở tại.

Bắc Hà được kể từ Thanh Hóa ngoại tức là từ Ninh Bình trở ra, gồm 11

trấn chia ra làm 5 nội trấn: Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Sơn Tây Kinh
Bắc, Hải Dương. Ngoại trấn có: Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên là những tỉnh bao vây vùng Trung Châu từ
Tây qua Đông (giáp biển). Nam Hà từ Bình Thuận trở vào là Gia Định
thành gồm 5 trấn: Phiên An (thành Gia Định cũ) Biên Hòa, Vĩnh Thanh
(Vĩnh Long và An Giang) Vĩnh Tường và Hà Tiên[1].

Đứng đầu các trấn có các quan Lưu Trấn hay Trấn Thủ. Trấn lại chia ra

Phủ, huyện, châu (châu là đơn vị hành chính ở các vùng có rừng núi và
đồng bào Thượng).

Miền Trung gồm: Thanh Hóa trấn, Nghệ An trấn, Quãng Nghĩa trấn,

Bình Định trấn, Phú Yên trấn, Bình Hòa trấn (tức Khánh Hòa) và Bình
Thuận trấn. Vùng Kinh Kỳ tức là các tỉnh trực tiếp với hoàng triều gồm bốn
doanh: Trực Lệ Quảng Đức doanh (Thừa Thiên ngày nay), Quảng Trị
doanh, Quảng Bình doanh, Quảng Nam doanh.

P. Cultru cho rằng Bắc Hà và Nam Hà bấy giờ tuy bị lệ thuộc về Phú

Xuân nhưng không bị một chế độ cai trị nghiệt ngã vì vua Gia Long xét
việc tập trung quyền hành thái quá là điều không thuận lợi.

4 – Binh Chế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.