Vua Thế Tổ sau khi thống nhất đất nước liền phong thưởng tướng sĩ.
Ngài chỉnh đốn binh đội theo tục cũ: đối với quân chính quy cứ 7 xuất đinh
từ 19 đến 25 tuổi ấy một Người ra lính thì gia đình được lĩnh một phần
ruộng và cứ một năm chỉ ở trong quân ngũ một thời hạn là 4 tháng rồi lại
trở về quê làm ăn cày cấy 8 tháng, nhưng khi Nhà nước động dụng đến để
làm các tạp dịch thì phải có mặt (xây thành, đắp lũy, mở đường…), gặp thời
chiến thì cứ ba xuất đinh lấy một.
Ở Bắc Hà thì 10 người lấy một tại trấn Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Quảng Yên. Ở Nam Hà thì 8 người lấy
một tại các làng đông đảo.
Ở kinh thành có ba loại lính: thân binh, cấm binh và tinh binh. Thân
binh mỗi vệ có 500 người và có 50 người binh tập quân nhạc. Ở các trấn thì
có lính cơ, lính mộ. Các binh sĩ chia ra làm ba phiên: 2 phiên về làm ruộng,
1 phiên ở lại phục vụ rồi thay đổi cho nhau.
Vũ khí có: gươm, giáo, mã táu. Súng có: đại bác, thạch cơ điểu thương
(sung nhỏ) mổ bằng máy đá lửa. Có ba trường để tập bắn ở kinh thành gọi
là xạ trường. Ở các cửa bể có các hải dài là đồn binh có đặt súng để bảo vệ
an ninh và kiểm soát tàu bè ngoại quốc. Vua Gia Long đặt ở mỗi hải khẩu
một cơ lính thủy và làm thuyền lớn bọc đồng để tuần phòng miền bể. Lính
thủy được lấy ở hai doanh Quảng Đức và Quảng Nam, lập thành 6 vệ đóng
tại kinh thành.
Cấp bậc về Võ ban: cũng như về Văn ban có 9 bậc: mỗi bậc có chánh,
có tùng (phó). Cao nhất là: Trung quân, Tiền quân, Tả quân, Hữu quân, Hậu
quân. Chức này vào cấp tướng coi một đạo quân gồm 8 đại đội và 9 cơ (mỗi
cơ có 60 binh sĩ). Mỗi đạo quân có một số tượng binh.
Cấm quân là quân canh gác hoàng thành có 30.000 gồm lục quân, kỵ
binh, tượng binh. Tổng số lục quân vào năm 1800 là 113.000 người (trong
thời chiến), nhưng có thể lên tới 200.000 nếu có chiến tranh. Tổng số hải