Quốc âm như ta thấy dưới đời Lê Mạt và Tây Sơn đã bắt đầu thịnh đạt.
Tới đời Nguyễn Sơ, thái bình trở lại thì mầm non của quốc âm cũng nảy nở
mạnh dần. Bài văn tế tướng sĩ trận vong đọc tại Bắc Hà do Tổng trấn
Nguyễn Văn Thành không rõ do ai viết, “Hoa Tiên chuyện” của Nguyễn
Lai Thạch, “Kim Vân Kiều” của Nguyễn Du, là cả một sự tiên báo văn
chương Việt Nam đang đi đến chỗ phong phú, sáng sủa để dân ta có thể
bằng tiếng mẹ diễn tả được mọi điều tình cảm hay trình bày được mọi tư
tưởng, vẽ nên mọi cảnh trí. Những tác phẩm này đến nay còn được coi là
những áng văn chương đại bút trong đó xuất phát được nhiều tinh hoa của
dân tộc.
7 – Việc Tài Chính
Tài chính là huyết mạch của quốc gia, là sinh khí của bộ máy Nhà nước,
Gia Long quan niệm như vậy nên đã gia công chỉnh đốn mọi ngành thuế
khóa như sau: 1/ Từ Quảng Bình đến Bình Thuận dân đóng thuế mỗi năm
một lần từ tháng 4 đến tháng 6. 2/ Nghệ An, Thanh Hóa và Bắc Hà được
nộp thuế làm hai lần.
Nguyễn triều lập ra Đinh bạ và Điền bạ cùng công bố nhiều đạo luật về
công điền, công thổ do sự gian lận, ẩn nặc đã xảy ra bởi nhiều người đã lợi
dụng thời chiến tranh đem bán hoặc tự chia nhau công điền, công thổ. Nay
triều đình bắt chia lại và cấm ngặt viếc bán công điền, cùng cho danh sách
những người từ 18 đến 59 tuổi hầu tránh những trường hợp khai tử hay khai
vắng mặt để khỏi đóng thuế này, nếu việc gian xảy ra không những đương
sự phải phạt mà cả lý tưởng cũng phải chịu trách nhiệm (hoặc phạt trượng
hay phạt tù). Kẻ tố cáo việc này được thưởng tiền hay được miễn tạp dịch,
nhưng tố giác sẽ bị nghiêm hình[2].
Thuế điền: chia ra làm ba hạng: nhất đẳng điền mỗi mẫu đồng niên nộp
20 thăng. Nhị đẳng điền 15 thăng. Tam đẳng điền 10 thăng. Còn thứ ruộng
mùa đồng niên phải nộp 10 thăng.