Vẫn như dụng ý hai chục năm trước, Pháp muốn giành nhau với Anh
quốc nhiều hơn cả vì Anh đã nắm được nhiều nguồn lợi từ Ấn Độ Dương
qua Thái Bình Dương. Nay Pháp thấy cần chặn đứng lối tiến của Anh vào
bờ biển Trung Hoa vì Trung Hoa là một miếng mồi ngon và vĩ đại hơn hết.
Năm 1812, theo lệnh Hoàng đế Nã-Phá-Luân (Napoleoné), Quốc vụ
khanh d’Hauterive được xem xét lại vấn đề Việt Nam nhưng việc này lại
gián đoạn vì sau đó ít lâu Ná-Phá-Luân bị lật đổ.
Dưới thời phục hưng của nước Pháp (Restauration), khi Bá tước Portal
làm giám đốc các thuộc địa, một thân nhân của Dayot đã nêu ra ý kiến nước
Pháp nên mở cuộc ngoại giao trở lại với Nam Hà rồi Pháp đình đã miễn
nhiều thuế má cho các tàu buôn đi giao dịch với các xứ Viễn Đông.
Vua Gia Long lên ngôi được hai năm (1804) do lời đề nghị của Công ty
Đông Ấn, Anh gửi xứ thần Sir Robert đến Việt Nam. Bấy giờ Chaigneau và
Vannier đang có nhiều uy thế bên vua Gia Long đã xúi nhà vua khước từ
ngoại giao với Anh, tuy vậy Anh còn đưa thư hai ba lần nữa nhưng Thế Tổ
cũng vẫn từ chối.
Sau này vào năm 1803, một hạm đội của Anh gồm 7 chiếc tàu tiến vào
Hà Nội bị quân ta đốt cháy, nhưng không thấy Anh phản ứng. Vào tháng 9
năm 1817, tàu La Paix của Pháp cập bến Đà Nẵng do nhà Baluerie và
Sarget công ty giới thiệu đến.
Tàu này được tiếp đãi tử tế, sau đó là một chiếc tàu nữa của nhà
Philippon. Tàu này không bán được hàng bởi không có hóa phẩm nào hợp
với nhu cầu của địa phương. Vua Gia Long có trao cho họ một danh sách
hóa phẩm để kỳ sau họ mang hàng tới và sẽ không bị lỡ.
Năm 1817, Chiếc Cybèle đến Tourance vào tháng 12. Thuyền trưởng
của tàu này là Bá tước Kergariou đã nhân danh Pháp hoàng Louis XVIII xin
nhà vua thi hành hiệp ước 1787[3] để Pháp được hưởng các quyền lợi ở