Cửa Hàn và Côn Đảo. Lời yêu cầu này không được thỏa mãn. Đó là điều dễ
hiểu vì chính nước Pháp đã không thi hành hiệp ước trước.
Năm 1819, hai chiếc tàu Larose và Henri cũng như mấy nhà trên đây gửi
qua, vua Gia Long cũng vẫn mua bán với họ. Tiền nong và giá cả rất là
song phẳng, phân minh. Trở về họ mua của ta đường, chè, lụa, mộc và bạc
nén.
Tóm lại chỉ riêng về phương diện thương mại người Pháp được ưu thế
và ưu thế này có thể dài lâu nếu vua Gia Long còn sống thêm nữa bởi ngài
đã hàm ơn một số người Pháp giúp đỡ ngài trong việc tranh đấu với nhà
Tây Sơn xưa kia.
Trong giai đoạn này thủ tướng De Richelieu có viết thư cho Chaigneau
để hỏi thăm tình hình Việt Namvề nhiều phương diện và giới thiệu các tàu
buôn cùng các thủy thủ, sau đó Chaigneau được thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh.
Chaigneau trở về thăm nhà tháng 11/1819 được Pháp Hoàng giao cho
chức Lãnh sự Pháp ở Việt Nam, có giấy tờ đàng hoàng với nhiệm vụ điều
đình lập các thương ước với vua Gia Long.
Vua Louis XVIII gửi chiếu vua Gia Long một chiếc đồng hồ quả lắc, hai
cây đèn thờ, các bình bằng đồng mạ vàng, 16 bức tranh chạm nổi về các
trận đánh dưới thời Đế Chính, một khẩu súng trường kiểu mới nhất, một
cặp súng lục và một tấm gương rất lớn (ở Huế còn giữ được tấm gương
này).
Nhưng khi Chaigneau trở lại Việt Nam năm 1821, thì vua Gia Long đã
tạ thế, vua Minh Mạng lên kế vị thì sự liên lạc Việt Pháp thay đổi hẳn.
Trong thời vua Gia Long còn sống, người Pháp ở lại làm quan với Nguyễn
triều có Philippe Vannier, Jean Baptiste Chaigneau, De Forsans và y sĩ
Despiau. Những người này đã được nhà vua phong tước[4] rất trọng hậu
(trừ Despiau). Nhà vua được 50 tên lính phục vụ tại tư dinh. Sau vua Gia