VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 655

Ấn. Tuy đã thần phục Tiêm La, Ông Chân vẫn cử sứ đoàn ra chầu vua Gia
Long tại Thăng Long. Thế là từ năm 1805 Miên làm triều đình Việt Nam và
năm sau lại sang Vọng Các thụ phong. Tiêm không tán thành chính sách
nước đôi này nên ngầm xui Nặc Ông Nguyên em Ông Chân nổi loạn. Ông
Chân phải chạy sang Việt Nam cầu cứu. Tiêm liền tiến quân đánh thành La
Bích và gửi thư cho vua Gia Long nói quân Tiêm vào đất Miên chỉ có ý thu
xếp việc của hoàng gia Miên mà thôi. Vua Gia Long làm bộ tin lời vua
Tiêm rồi cử Lê Văn Duyệt. Tổng trấn thành Gia Định dẫn 10.000 binh hộ
vệ Ông Chân trở về nước: Tiêm và Nặc Ông Nguyên phải rút lui. Để phòng
ngừa mầm loạn, Lê Văn Duyệt đặt chế độ bảo hộ trên đất Miên từ đấy và
xây thành Nam Vang cùng thành La Lem. Sau đó vua Thế Tổ cử Nguyễn
Văn Thụy đem 1.000 quân sang trấn giữ xứ này như một thuộc quốc.

Dù sao việc giao thiệp giữa triều Gia Long và Tiêm La vẫn giữ được sự

hòa hảo. Từ 1802 trở đi hai bên vẫn có sự sứ bộ qua lại trao đổi tình thân
thiện và tặng phẩm.

Tại Ai Lao, Việt và Tiêm cũng đặt ảnh hưởng nhưng không vì thế mà có

sự gây lộn. Rồi quốc vương Ai Lao xin thân phục cả Việt lẫn Tiêm. Các rợ
Cam Lộ ở các vùng Cao Nguyên hai tỉnh Thanh Nghệ, các dân thượng
(Mọi) và Thủy Xá, Hỏa Xá (người Rhadé) cũng có cống phẩm đến để tỏ
lòng tuân theo chính quyền của triều Nguyễn.

11 – Bàn Về Loạn Phong Kiến Việt Nam

Các nhà viết sử Pháp xưa và nay khi nói đến vua Gia Long và những

trận giặc cuối cùng Tây Sơn và chúa Nguyễn đã không thể ngăn được
những tiếng thở dài. Quả vậy, trận giặc này là một cuộc nội tranh, một cuộc
xung đột chỉ liên hệ đến quyền lợi giữa hai dòng họ.

Theo ý này chúng tôi, hãy đặt ra vài câu hỏi:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.