VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 656

Ngót 300 năm ly loạn từ đời Lê mạt 1527 đến 1802 là năm cuộc nội

chiến kết liễu có phải tự người dân dấy loạn hay là tự tại hai họ Trịnh
Nguyễn giành nhau ngôi bá chủ mà mở màn cho cảnh núi xương sông máu?
Đứng trên lập trường nhân dân, nhà làm sử phải có bổn phận lên án những
kẻ gây loạn khiến dân dã điêu đứng lầm than. Ta thử nghĩ: dưới thời Trịnh
Giang cũng như dưới thời Võ Vương vì tệ chính đói rét, dịch lệ và giặc giã
đã lượm đi quá nửa phần dân số; để theo đuổi chiến tranh Trịnh Nguyễn và
Tây Sơn bắt lính cứ 10 người lấy tới ba bốn xuất ở mỗi làng, đám trai tráng
này có đi chẳng có về, cuộc thủy chiến tại Thị Nại mấy tao làm chết tới ít
nhất năm bảy chục ngàn sinh linh, đó là việc gần, còn kể con số nạn nhân
chiến tranh trên khắp các nẻo đường đất nước luôn ba thế kỷ trước ngày
bình định (1802) thì rõ rệt hàng triệu con người đã làm cô hồn trên các
chiến trường từ Nam ra Bắc.

Như vậy, từ thế kỷ thứ XVI là từ buổi ở Việt Nam bị cái thảm cảnh thiên

hạ tam phân (Mạc Trịnh Nguyễn, rồi sau là Tân Nguyễn và Cựu Nguyễn)
đến cuối thế kỷ XVIII những vụ loạn ly đó là công hay tội của các ông
Chúa phong kiến nước ta? Trong cuốn sách này chúng tôi đặt riêng ra
chương “Loạn phong kiến Việt Nam” là do ý nghĩ kể trên để trái lại, chỉ tán
thành, chỉ ca ngợi, chỉ hoanh nghênh những trận giặc chống đế quốc, diệt
xâm lăng mà thôi. Xương máu của người dân lành đâu có phải là những thứ
để xây ngai vàng, nghiệp bá cho những cá nhân, cho những dòng họ!

Nước Việt Nam cũng như dân Việt Nam tự nó trên thực tế đã đồng nhất

và bất phân, nhưng có chuyện qua phân, đó là do tham vọng của các nhà
chính trị, các người lãnh đạo. Mỗi kẻ năm quyền chúa tể một địa phương,
nền thống nhất quốc gia tất nhiên bị tan rã. Thật chẳng khác chi hai võ sĩ
đấu gươm trên võ đài, kẻ bại ngã gục, kẻ thắng đứng lại, không còn đối thủ
nữa thì kẻ ở lại ca khúc khải hoàn, có gì lạ! dĩ nhiên quốc gia lại thống nhất.
Riêng giữa hai họ Tân Nguyễn, Cựu Nguyễn, đồng ý với các sử gia Pháp,
chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam đã thống nhất dưới thời Tây Sơn bởi khi nhà
Tây Sơn toàn thắng (1788), Nhạc làm Trung Ương Hoàng Đế, Huệ làm Bắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.