liệt. Họ nhờ được thế rừng núi hiểm trở và lại thông thuộc các miền này,
nên quan quân phải chật vật vô cùng mới dẹp xong.
Theo Việt Nam Sử Lược từ khi ông Lê Văn Duyệt mất đi, đất Nam Việt
tuy là nơi lập nghiệp của nhà Nguyễn mà lại xảy ra nhiều sự rối ren là vì
vua Thánh Tổ thiếu sự rộng lượng đối với các cựu thần (trên đây chúng tôi
đã nói qua về các vị đó) lại nghe bọn xu nịnh nên dân sự bí áp bức quá
nhiều. Vụ án Lê Văn Duyệt đáng lẽ yên rồi thì Bạch Xuân Nguyên ra làm
Bố Chánh Gia Định (bâu giờ là thành Phan An) nói rằng phụng mật chỉ truy
xét thêm về Tả Quân Lê Văn Duyệt. Lê Văn Khôi tuy là con nuôi của Lê
Văn Duyệt nhưng vẫn bị nghi ngờ sẽ có phản ứng nên người ta bắt giam
Khôi liền. Hành động này đã khiến cho Khôi nảy ý làm loạn. Đêm 18-5
năm 1833 tức Minh Mệnh XIV, Lê Văn Khôi thông với các đồng đảng cùng
một số tù nhân người Bắc trong lao và một số cũng ở trong trại gian hoặc ở
bên ngoài được làm ăn như dân sự hay bị bắt làm lính hồi hương (27 người)
phá ngục vào dinh Bố Chánh Bạch Xuân Nguyên và giết cả nhà. Tổng Đốc
Nguyễn Văn Quế đem quân đến cứu cũng bị giết. Còn các quan khác như
Án Sát. Lãnh Binh đều bỏ chạy cả chẳng bao lâu quân đội trong thành Phan
An đều theo Khôi hết. Khôi bèn thiết lập các chức vị cho đảng viên, rồi tự
phong cho mình làm Đại Nguyên Soái, lập triều đình riêng một góc trời.
Sau đó Khôi cho đi đánh phá các nơi, chỉ trong một tháng, sáu tỉnh miền
Nam lọt cả vào tay Khôi. Trong dịp này Khôi lấy danh nghĩa tôn phù một
người con của Hoàng Tử Cảnh mất năm 1801. Vị Vương tôn đó bấy giờ
đang ở Huế.
Nghe tin này vua Minh Mệnh cho giết ngay con cháu và chị dâu để bọn
Khôi hết đường lợi dụng.
Triều đình phái Tống Phúc Lương làm Thảo Nghịch Tướng quân và
Nguyễn Xuân làm Tham Tán Quân Vụ cùng nhiều tướng ta đem quân thủy
bộ vào đánh Khôi.