VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 667

Trung quân của Khôi là Thái Công Triều trước kia là vệ úy người ở

Thừa Thiên, coi về biền binh đóng ở Gia Định, khi Khôi dấy động liền theo
Khôi nay thấy quân đội của Triều đình tới lại phản Khôi trở về với Triều
đình.

Lê Văn Khôi đại bại ở nhiều nơi, sau chỉ cố thủ ở thành Phan An và cho

người đi cầu cứu quân Tiêm La. Tiêm La liền đưa sang giúp Khôi 5 đạo
quân, chia đường thủy bộ tiến vào Việt Nam. Đạo thứ nhất là 100 chiến
thuyền vào Hà Tiên, đạo thứ hai là lục quân đánh Nam Vang (Pnom Pênh)
mục đích chiếm Châu Đốc và An Giang, đạo quân thứ ba đánh Cam Lộ,
đạo thứ tư đánh Cam Cát, đạo thứ năm đánh Trấn Ninh.

Chủ đích của Tiêm La tất nhiên không phải là đến giúp Khôi mà nhân cơ

hội này cướp đất Chân Lạp và Nam Kỳ, họ tung quân ra đánh nhiều nơi để
phân tán lực lượng của Việt Nam.

Triều đình ta liền huy đông ngay quân lực để đối phó, Trương Minh

Giảng và Nguyễn Xuân được lệnh giữ mặt An Giang về phía Tây Nam
đánh đuổi được Tiêm ra khỏi bờ cõi. Việc này khởi từ tháng giâng năm
Giáp Ngọ (1834) đến tháng năm thì kết liễu.

5 – Việc Ngoại Giao Với Người Pháp

Vua Minh Mệnh không có cảm tình với người Pháp, điều này xét ra thuở

đó cũng là một thái độ chung của người Á Đông đã coi người Âu Châu là
bọn man di, là quân xâm lược.

Ngài đã không ưa người ngoại quốc vì lý do chính trị, lại không thích cả

tôn giáo của Âu Châu, một thứ tôn giáo cách mạng mà nhiều vua chúa La
Mã xưa kia đã kịch liệt đả phá. Ngài đã quyết liệt trong việc giết đạo, cấm
đạo do đso nhiều giáo sĩ đã đặt cho vua Minh Mệnh biệt hiệu là “Néron
Việt Nam”. Với cộng sự viên người Pháp, Ngài cũng có ý lạnh nhạt nên khi
Chaigneau trở lại Việt Nam, tuy các lễ vật được thâu nhận vui vẻ nhưng bọn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.