VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 668

ông không được trọng dụng nữa. Rồi nhà vua cho Chaigneau hay rằng
không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Việt Nam vẫn đối
xử tốt đẹp với người Pháp là đủ.

Tóm lại vua Minh Mệnh chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng

không chấp nhận xây dựng cuộc bang giao chính thức với nước Pháp, nên
quốc thư của Pháp đình xin đặt Chaigneau làm Lãnh Sự Pháp ở Việt Nam
không được đếm xỉa đến.

Năm 1822, tàu Cléopâtre đến Tourance; mặc dầu có sự can thiệp cảu

Chaigneau tàu này cũng không được đổ bộ. Hai năm sau một thương thuyền
khác bị quan ta làm khó dễ. Rồi ông Bougainville đén với tàu Thétis và
L’Espérance ngạc nhiên là Chaigneau đã rời khỏi đất Việt[5].

Vua Minh Mệnh không tiếp lấy cớ rằng ở đây không ai hiểu tiếng Pháp

nên quốc thư của Pháp không phiên dịch nổi. Sự thực lúc này thiếu gì giáo
sĩ Pháp đang truyền giáo ở Việt Nam để làm công chuyện đó cho triều đình
của Ngài.

Tuy vậy cuộc giao thiệp giữa ta và Pháp không gián đoạn ngay sau khi

hai ông Vannier và Chaigneau về Pháp. Người Pháp vẫn cố chấp nối lại mối
liên lạc. Năm sau (1826) cháu Chaigneau là Eugène Chaigneau còn trở qua
Việt Nam nhưng cũng không lượm được kết quả gì tốt đẹp, năm 1829 ông
này phải bỏ về nước.

Xét ra các vua đầu tiên của nhà Nguyễn đã thấy cái Bạch họa lan tràn từ

thế kỷ XVII và XVIII ở khắp Á Châu nên không muốn giao dịch với nước
Tây Phương nào hết. Vua Gia Long đối xử tốt với người Pháp chỉ vì hàm
ơn một số người Pháp đã giúp mình xưa kia nhưng trong thâm tâm vẫn có
sự e dè. Đến đời Minh Mệnh thì người ta coi rằng không cần nể vì người
Pháp nữa và không liên lạc mật thiết với Pháp càng khỏi gặp nhiều điều khó
khăn phiền phức với các cường quốc Âu Châu khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.