VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 708

hầu như tuyệt vọng mười phần đến chín, Nam Kỳ vẫn hăng hái trỗi dậy.

Tại Biên Hòa, Mỹ Tho, Tân An có Thái Văn Nhíp và ông Quản Sư khởi

nghĩa dưới khẩu hiệu “Dân chúng tự vệ”. Tại Vĩnh Long, một số quan lại
nhóm phong trào “Cần Vương”, sau này có Phan Tôn và Phan Liêm là con
cụ Phan Thanh Giản gia nhập. Tại Ba Động, Trà Vinh, có Nguyễn Xuân
Phụng phất cờ “Bình Tây sát tả”; rồi một thời trên khắp lãnh thổ lục tỉnh
Nam Kỳ, cuộc cách mạng phản Đế tràn ngập khiến người Pháp tuy binh
hùng tướng mạnh, vũ khí lợi hại phải xoay xở cực nhọc vô cùng liên miên
tới hai chục năm ròng. Đó là lời thú nhận của Le Myre de Vilers, viên toàn
quyền dân chính đầu tiên ở Nam Kỳ.

Về các anh hùng, nghĩa sĩ để lại ngày nay những thành tích oanh liệt

trong lịch sử kháng Pháp miền Nam, chúng ta không thể quên ngoài ông
Trương Định, tức Quản Định đã nói đến, các ông Nguyễn Trung Trực, Thủ
Khoa Huân, võ Duy Dương, tức Thiên Hộ Dương…Hòa Ước 5-6-1862
thành hình thì nộ khí của đồng bào ở đây bốc ngút trời xanh, mặc dầu triều
đình đã chịu chính thức chấm dứt chiến tranh với địch. Lòng ái quốc của
nhân dân đã có phen làm lay chuyển cả đám người chủ hòa ở Huế. Do đó có
khi triều đình lột chức của ông Trương Định và trái lại cũng có khi ngầm
giúp các cuộc khởi nghĩa làm cho súy phủ Sài Gòn bực tức vô cùng.

Ông Nguyễn Trung Trực là chiến sĩ cách mạng đồng thời với ông

Trương Định chỉ huy nhiều trận du kích, phục kích từ Tân An qua Rạch
Giá. Một lần giữa ban ngày, cùng 150 chiến hữu ông bày mưu xông vào đốt
chiến thuyền Espérande do trung tướng Parfait điều khiển vào ngày 11-2-
1861 tại rạch Vàm Cỏ bên làng Nhật Tảo. Đồng bào miền Nam còn lưu võ
công táo bạo này trong hai câu:

Hỏa hồng Nhật tảo oanh thiên địa

Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.