VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 740

Năm 1912, Ông Thuyết tạ thế tại Thiêu Quan, được ông Lý Can

Nguyên, bấy giờ chấp chính Bắc Kinh, xót thương người tiết liệt cho xây
một ngôi mộ rất to và lập bia đề là “Nguyễn Phúc Thuyết Ngự tiền Thân
sương chi mộ”

Nhân sĩ Quảng Đông có câu đối viếng ông như sau:

Thù nhung bất cộng đái thiên, vạn cổ phương danh lưu Tượng quận

Hộ giá biệt tầm tỉnh địa, thiên niên tàn cốt ký Long châu[4]

Về phía người Pháp, sau khi bọn ông Thuyết rời bỏ kinh thành, đại tá

Chaumont được lệnh đem quân ra đóng ở Quảng Bình để chận đón phe
kháng chiến, không cho giao thiệp với Bắc Kỳ. Nhưng ở Nghệ An và
Thanh Hóa, nghĩa quân hoạt động rất mạnh, thiếu ta Grégoire ở lại giữ
Quảng Bình, còn đại tá Chaumont trở về Đà Nẵng lấy thêm viện binh đưa
tàu chiến ra đóng ở Nghệ An và tuần tiểu khắp nơi.

Tháng 9 năm Bính Tuất (1886) Hoàng Kế Viêm được vua Đồng Khánh

phong làm An phủ kinh lược đại sứ ra Quảng Bình chiêu vụ vua Hàm Nghi
và các Văn Thân, yêu cầu các vị trở về và sẽ được hưởng địa vị như cũ.
Việc chiêu dụ này có thể nói là thất bại vì các lãnh tụ Cần Vương không ai
theo, trừ một số thủ hộ không đáng kể. Ông Hoàng Kế Viêm bị rút công tác
vào tháng 5 năm Đinh Hợi (1887) vì lẽ đó.

Bấy giờ quân Cần Vương chiến đấu rãi rác khắp nơi. Đề đốc Lê Trực

đóng ở Thanh Thủy, thuộc huyện Tuyên Chánh, Tôn Thất Đạm (con ông
Thuyết) đóng ở thượng du Hà Tĩnh, thuộc hai hạt Kỳ Anh và Cẩm Xuyên,
Tôn Thất Thiệp (con ông Thuyết) và Phạm Tuân theo vua Hàm Nghi loanh
quanh ở huyện Thanh Hóa.

Suốt Trung Nam Bắc, lúc đó tình hình rối ren, người Pháp phải chia

nhau đi đánh dẹp khắp nơi vì mọi cuộc phủ dụ đều thất bại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.