Việc vua Hàm Nghi bị bắt quả đã đem lại ảnh hưởng tai hại cho phong
trào Cần Vương như chúng ta đã nói ở trên và làm nản lòng một phần chiến
sĩ trong hàng ngũ cứu quốc. Ngoài ra, địa vị của người Pháp mỗi người một
vững vàng và mạnh mẽ, trái lại sức đấu tranh của Văn Thân mỗi ngày một
bị tê liệt thêm, rồi tan ra dần đi.
Nghe tin vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Đạm liền hội các tướng sĩ đến
hiểu dụ rằng tình thế rõ rệt sớm muộn sẽ thất bại, nếu kéo dài cuộc kháng
chiến càng thêm hại. Ông khuyên mọi người nên ra thú để về an cư lạc
nghiệp. Rồi ông có gửi về Huế hai bức thư: một cho vua Hàm Nghi là cả
một thiên trường hận, lâm ly, thấm thiết của một người tôi trung, một thiếu
niên anh hùng chỉ biết sống chết cùng đất nước, một lá thư gửi cho thiếu tá
Debat ở đồn Thuận Bài yêu cầu sự an toàn cho các đồng chí.
Viết thư xong ông nói:
- Quân Pháp có muốn bắt ta thì vào mà tìm mả ta ở trong rừng.
Ngay lúc ấy, ông thắt cổ mà chết.
Hai bức thư này được đại úy Gosselin phiên dịch sang tiếng Pháp và in
trong cuốn “Empire d’Annam” của ông, lời lẽ rất cương quyết và khẳng
khái.
2 – Phong Trào Văn Thân Chống Pháp
Năm Ất Dậu (1885) sau khi thất bại trong việc đánh thành Mang Cá và
sứ quán Pháp, vua Hàm Nghi cùng các người kháng chiến rút khỏi Kinh.
Ông Tôn Thất Thuyết mượn lời vua Hàm Nghi tung ra lời hịch kêu gọi toàn
dân kháng chiến, sau ông qua Tàu cầu viện. Ông đi và không trở về nữa
như ta đã biết.
Ở trong nước, các đạo binh Cần Vương hưởng ứng lời hịch, nổi lên ở
khắp Trung, Bắc để tranh đấu giành lại quyền tự do, độc lập, mặc dầu cũng