trấn ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Hoàng Kế Viêm rốt cuộc
cũng thất bại như vua Đồng Khánh. Trong giai đoạn này, đứng điều khiển
bộ máy của Bảo hộ là thống đốc Paul Bert.
Tại Bắc Kỳ, Văn Thân cũng nổi lên sau khi hòa ước Thiên Tân ráo mực.
Sĩ phu ở đây coi rằng giải quyết các biến cố của nước nhà mà vọng ngoại là
điều không có đảm bảo chắc chắn, nên thế tuy mỏng manh nhưng họ vẫn
xông ra chiến trường để thay thế cái triều đình đã trở nên bất lực và hết tín
nhiệm đối với quốc dân sau khi vua Hàm Nghi rút khỏi kinh thành.
Các cựu thàn còn nối tiếp cuộc chiến đấu thuở ấy ở Bắc Kỳ có Tán
tương quân vụ Nguyễn Thiện Thuật, đề đốc Tạ Hiện giữ vùng Bãi Sậy
thuộc Hải Dương cùng với các thổ hào như Đốc Tích ở vùng Đông Triều,
Đề Kiều ở vùng Hưng Hóa, Cai Kinh, Đốc Ngữ ở Bắc Giang, Lương Tam
Kỳ dư đảng Cờ Đen dấy quân ở vùng chợ Chu (Thái Nguyên).
Pháp cho Hoàng Cao Khải và Nguyễn Trọng Hợp đi đánh dẹp, Văn
Thân chống đỡ được ít tháng rồi tan vỡ dần, hoặc bị bắt hay tử trận. Nguyễn
Thiện Thuật trốn qua Tàu, Đốc Tích ra hàng phải đày sang Algerie, Đề
Kiều và Lương Tam Kỳ được ở yên lập ấp tại địa phương. Cai Kinh bị bắt,
Đốc Ngũ ra thú và Hoàng Hoa Thám lúc hàng, lúc đnáh, sau bị Lương Tam
Kỳ cho thủ hạ đến ám sát giữa vùng rừng núi Thượng du để lấy công với
Pháp. Trong đám chiến sĩ này, Đề Thám kéo dài cuộc chống đối nhiều hơn
cả và đã làm cho Pháp nhiều phen điêu đứng ở các miền Nhã Nam, Yên
Thế, Tam Đảo, Pháp khâm phục ông vô cùng. Bên cạnh Hoàng Hoa Thám
có người vợ ba cũng đáng kể là một anh thư nước Việt, tuy quần vận, yếm
mang mà đã từng làm cho các võ tướng của Pháp nhiều phen bở vía trước
ngọn cờ nương tử. Hoàng Hoa Thám khởi nghiệp vào năm 1887 và thất thế
vào năm 1913.
Nhưng trong giới Văn Thân cứu quốc, người ta không quên được ông
Phan Đình Phùng, người làng Đông Thái, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Đinh nguyên về
đời Tự Đức làm quan đến Ngự sử. Cần Vương tan rã vào năm 1888, nghĩa