VIẾT VỀ NƯỚC MỸ - NỢ TÌNH MỘT MÓN TRỨNG CHIÊN - Trang 147

và trang trải chi phí cho các chuyến cắm trại trong năm. Nhìn các anh
khi ân cần hỏi han, khi nghiêm trang thi hành quy luật Hướng đạo lúc
các em phạm lỗi, và có chứng kiến những lúc các em quây quần, ca hát,
nô đùa kéo tay các anh, mới thấy rõ sự gần gũi pha trộn niềm kính
thương các hướng đạo sinh dành cho các anh. Tôi thường tự nhủ rằng
mình đang được may mắn chứng kiến một tình thương trong sáng
nhiệm mầu hiếm thấy trong cuộc đời vật chất hiện nay.

Từ ngày hiểu được hoàn cảnh thằng Long, tôi lưu ý tới nó hơn.

Mỗi lần đi cắm trại, thường thường các phụ huynh đi theo Ấu nhi vì
các em còn nhỏ, chưa tự túc được như thanh sinh và thiếu sinh. Lúc
mới gia nhập, Long còn lọng cọng nên nhóm phụ huynh bảo bọc, chăm
sóc cho nó. Có lẽ vì mới qua Mỹ định cư nên nó chưa được tự nhiên
như con nít xứ này, nó ít chơi cùng bạn vì chưa rành Anh ngữ, đa số chỉ
đứng ngồi quanh quẩn bên phụ huynh. Tôi dặn các em nên rủ Long
cùng chơi nhưng ánh mắt nó vẫn ẩn hiện nỗi u uẩn đáng thương trên
khuôn mặt ít vui của nó.

Kỳ sinh hoạt trong chợ Tết năm ngoái, tôi đi cùng Hà My tham gia

chợ Tết cùng thầy cô trường Văn Lang. Như những lần trước đây, Long
vẫn lắc đầu từ chối khi tôi hỏi nó muốn ăn, muốn chơi trò gì. Có lúc tôi
mua đại dúi vào tay, nó vẫn một mực không ăn. Mãi rồi tôi quen, không
hỏi ép nó nữa.

Hôm đó thấy quá trưa nó vẫn không ăn, tôi bèn lấy miếng pizza

trên bàn thầy Duy đưa cho Long:

- Con ăn pizza hông? Free đó, không tính tiền đâu.
Ngần ngừ một giây, Long nhận, cầm miếng pizza ăn ngon lành.
Khoảng gần giờ rời sân chợ Tết, bỗng Long tới trước mặt tôi, tay

vặn vẹo, ấp úng như muốn nói gì đó. Cúi xuống gần thằng bé hơn, tôi
hỏi:

- Con muốn nói gì?
Nó đỏ mặt, ngượng nghịu lặp lại:
- Cô cho con hai đồng được không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.