VIẾT VỀ NƯỚC MỸ - NỢ TÌNH MỘT MÓN TRỨNG CHIÊN - Trang 174

Có tiếng chuông lanh canh trong máy bay, rồi tiếng thông báo cài

dây an toàn. Một lát sau máy bay chao qua chao lại, nhào lên nhào
xuống. Bà Phùng xanh mặt, co chân, tay níu ghế. Cô tiếp viên đi ngang
nhìn bà ngạc nhiên. Bà Phùng hổn hển hỏi:

- Này cháu! Mấy lần trước máy bay có như vậy không cháu?
Cô tiếp viên ngạc nhiên:
- Excuse me?
Ông ngồi bên cạnh cười:
- Nó đâu phải người Việt.
- Ủa, sao cổ giống người Việt vậy. Tui tưởng cổ là Việt kiều.
Bây giờ nhớ lại bà còn thấy quê.
Việc đầu tiên sau khi bà đến đây là “thụ huấn” khóa tiếng Anh do

Thành dạy. Chay-na-tao: Phố Tàu, rét-rum: nhà vệ sinh, gút-mo-nin:
chào (buổi sáng), áp-tơ-nun: chào (buổi chiều), ếch-sờ-say: tập thể dục,
No en-gờ-lít: không nói tiếng Anh được, bai: tạm biệt v.v... Tất cả chỉ
chừng 10 chữ để... phòng thân. Thành còn nói thêm, nếu bà đi lạc thì
đưa mảnh giấy ghi địa chỉ cho cảnh sát, nhờ họ chở về. Nếu quên mang
mảnh giấy theo thì cứ nói nhà ở Chay-na-tao. Thành bảo mẹ nên tập
nói tiếng Anh cho quen, càng nói nhiều càng tốt. Lúc đầu bà chỉ nhớ
được có vài ba chữ vì nó dễ nhớ. Phòng vệ sinh rét run, tập thể dục ếch
sờ say.

Ngoài vợ chồng Thành và Tú, bà chỉ có hai “người quen thân” ở

trong nhà: Cái điện thoại và thùng thư. Người gọi điện thoại thường chỉ
nói tiếng Mỹ hay thứ tiếng gì đó bà không hiểu được. Những lúc như
vậy bà trả lời theo chỉ dẫn của Thành: “No En-gờ-lít”. Nhưng cái điện
thoại rất lì lợm, vẫn cứ nói. Dù sao bà Phùng cũng cần nó để gọi cho
một vài người bạn. Cái thùng thư là nhịp cầu liên lạc giữa bà với bạn
bè, bà con ở xa như Việt Nam. Hồi năm 1990 gọi điện thoại đường dài
là cả một sự phí phạm.

Có tiếng Tú gọi bà từ phòng ngủ. Bà vội đi vào:
- Cháu bà thức dậy rồi hả? Vậy là bà có người nói chuyện rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.