chai sơn móng tay nhỏ xíu, nhưng hộp quà đó vẫn mãi mãi ở trong tim
tôi.
Khoảng thời gian khổ sở đó đã tạo những dấu ấn rất đậm nét trong
chúng tôi, đã làm nên phần lớn tính tình và ngay cả những thói quen là
lạ của nhiều người. Tôi hay dùng tiếng “tội nghiệp” để diễn tả tình
thương dạt dào dành cho con nít. Tôi hay ôm các con, các cháu vào
lòng, xuýt xoa “tội nghiệp quá” làm có lần con gái tôi bắt bẻ “Con có bị
gì đâu mà mẹ tội nghiệp con?”. Giờ thì các con tôi đã hiểu “tội nghiệp”
của tôi cũng có nghĩa là thương nhiều lắm lắm, nhưng chỉ có mình tôi
hiểu rằng cách dùng chữ kỳ cục đó bắt nguồn từ những thương cảm tới
xót xa, đau lòng mà tôi dành cho các em tôi thời đói khát, thèm thuồng
từ muỗng cơm tới mẩu bánh mì.
Ôi, những dấu ấn trên những tâm hồn non nớt, kể ra thì còn nhiều
lắm. Chuyện ngày xưa bạn tôi sáng đi học và làm trưởng lớp, chiều
phải đem cà rem bán ngay trước cổng trường; chuyện bạn tôi thời đã
“trổ mã con gái” mà vẫn phải xếp hàng mua gạo, bị xô đẩy đến đầu bù
tóc rối nên tái mặt thót tim khi gặp bạn cùng trường đi ngang... Trên đất
Mỹ thanh bình yên ấm ngày nay, ký ức kể lại nghe như những chuyện
nho nhỏ tầm thường, chỉ có những người trải qua mới hiểu những
chuyện đó đã chát tới chừng nào. Cũng may - hay phải nói là kỳ diệu,
những dấu ấn khổ sở, tủi nhục đó đã không phá hoại tâm hồn chúng tôi.
Ngược lại, rất nhiều người trong đám chúng tôi đã học sự khiêm tốn,
hiểu đời và thương người từ những năm tháng thiếu thời vất vả.
Lật tấm hình xưa thăm dĩ vãng
Mỗi năm khi nước Mỹ vào xuân là ký ức tháng tư xưa lại trở về.
Bây giờ, trong thời đại internet, tin tức trao đổi dễ dàng và nhiều hơn
bao giờ. Chuyện xưa như những tấm hình hành quân Hạ Lào 1972,
cảnh hoảng loạn của Sài Gòn vào giờ phút cuối 1975, và tin mới như