Gần xuân; tiết trời ngày 1 ấm hơn; cứ mỗi khi nghĩ đến chuyện rời khỏi nơi
đây; tất cả những cảnh vật quen thuộc hàng ngày; hành lang cũ kĩ của nhà
Yamamoto; ánh đèn đêm của bảng hiệu với những con côn trùng bay xung
quanh; bục phơi quần áo với những mạng nhện và ngọn núi nhìn từ bục
phơi…lại hiện lên trong quầng sáng mờ nhòe; khiến tôi cảm thấy đau thắt
ngực.
Thời gian cuối; hầu như mỗi buổi sáng; tôi thường dắt con chó giống Akita
có cái tên thường gọi “Pôchi” cuả bác Tanaka sống ở ngay sau nhà ra bờ
biển đi dạo.
Biển lúc sáng sớm vào những hôm đẹp trời bao giờ cũng tỏa ra 1 thứ ánh
sáng đặc biệt. Hàng triệu con sóng tản ra lấp lánh; hết đợt này đến đợt khác
lạnh lùng xô vào bờ; cảnh tượng đó kô hiểu sao khiến tôi cảm thấy như 1
thứ gì đó vô cùng thần thánh khó lại gần. Tôi đứng trên mỏm đê; nhìn ra
biển; còn Pôchi tự do chạy nhảy khắp bờ biển; thỉnh thoảng được những
người câu cá âu yếm vuốt ve.
Kô rõ từ lúc nào Tugumi cũng đi dạo cùng. Điều này khiến tôi rất vui.
Ngày xưa ; khi Pochi còn là 1 con chó nhỏ; Tugumi đã trêu chọc nó rất
nhiều ; khiến nó tức giận và cắn nghiến vào tay. Tôi còn nhớ; lúc đó tôi
cùng Yoko; dì Masako và mẹ chuẩn bị ăn trưa. Ngay sau khi dì Masako
gọi: “Tugumi đâu rồi?” thì Tugumi mặt tái mét; tay đầy máu bước vào
phòng. Dì Masako hoảng hốt bật dậy: “ Con làm sao thế?” còn Tugumi vẫn
tưng tửng đáp: “Bị chó cắn”. Cảnh tượng đó buồn cười lắm đến nỗi cả tôi;
Yoko và mẹ đều phì cười. Sau lần đó; Tugumi và Pôchi bắt đàu ghét nhau.
Mỗi khi Tugumi lè lưỡi ra dọa; Pôchi lại sủa dữ dội; khiến những người
khách ở trọ khó chịu. Mọi người đều rất phiền lòng. Tôi yêu quý cả hai nên
cảm thấy rất áy náy về điều đó; bởi vậy; tôi rất vui khi thấy Tugumi và
Pôchi hòa giải với nhau trước khi tôi rời khỏi nơi này.
Những hôm trời kô mưa; Tugumi thường đi dạo cùng tôi. Buổi sáng khi tôi
mở cánh cửa chớp; vừa nghe thấy tiếng mở cửa; Pôchi sung sướng nhảy
ngay ra khỏi chuồng. Tôi vội vã rửa mặt; thay quần áo; đi ra ngoài nhẹ
nhàng mở cánh cửa gỗ ngăn giữa vườn nhà Yamamoto với nhà bác Tanaka;
giữ chặt Pôchi đang chạy vòng quanh làm sợi dây xích kêu xủng xẻng; rồi