tới ngồi chễm chệ ở các cuộc hội nghị và các cuộc họp trọng thể. Người ta
đến tìm chị để viết một cuốn sách nói về phương pháp quản lý nông trường.
Chị nói, người ta ghi dùm cho chị, người ta đưa đến chị bản in rập thử để
chị ký vào. Những nhà quay phim thời sự đến quay chị, và sau đó ít lâu, E-
ka-tê-ri-na thấy mặt mình trên màn ảnh ở câu lạc bộ cùng với căn trại và
các chị em vắt sữa. Tiếng nói nhiệt tình của người thuyết minh nói lên
những thành tựu lớn lao đã thu được ở nông trường Xê-li-a-nít-xi.
Vậy thì có gì đáng lấy làm lạ là bao nhiêu thiếu sót của nông trường,
tuy sờ sờ ra đấy nhưng nào có thấy được nêu ra trong các cuộc họp lẫn trên
các báo chí? Người ta chỉ nhắc tới nhưng cái gì gọi là ưu điểm.
Nông trường Xê-li-a-nít-xi được liệt hẳn vào loại nông trường bất di
bất dịch, chỉ dùng đưa ra làm kiểu mẫu cho các nơi khác, và độc vị dùng
làm kiểu mẫu.
Tất cả những sự kiện đó chỉ tổ làm cho E-ka-tê-ri-na càng ngỡ là
mình rất tài giỏi. Mọi sự đều tốt đẹp thế nhưng lại có Va-xi-li... những
thành tích của E-ka-tê-ri-na không làm anh thỏa mãn tí nào. Anh luôn luôn
khơi ra những thiếu sót và tranh luận một cách say sưa để tìm ra phương
pháp sửa chữa. Anh chỉ muốn cái hay cho chị, đúng rồi, nhưng các cuộc
họp phê phán đó chết một nỗi lại chỉ làm mất cả cái phơi phới nó đang tràn
trề vào cuộc sống của E-ka-tê-ri-na. Cũng do vậy, mỗi lần đi ở các nơi về,
chị càng thưa thớt hỏi han ý kiến chồng và chỉ thuật lại một cách cho xong
chuyện những cái hay hay mà chị đã mắt thấy, tai nghe. Có khi đang nói,
chị ngắt hẳn câu chuyện, như thể những chuyện ấy chỉ là chuyện vụn vặt,
đối với chị không cần thiết, chỉ những vấn đề to lớn khác mới đáng chị
quan tâm thôi. Thái độ dửng dưng của chị không phải là không làm cho
Ma-la-khốp đâm lo ngại, anh bắt đầu thấy vợ lánh xa mình.
Vừa ở Mạc-tư-khoa được vài tháng về thì E-ka-tê-ri-na lại được
triệu tập lên Thủ đô lại. Lên đến nơi chị báo tin về là chị đã được xung vào