Thế là chị bỏ đi. Ma-la-khốp nhìn theo, mỉm cười rồi phóng thẳng một
mạch.
Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên chớp nhoáng giữa anh và Ka-ti-u-cha.
Nhưng có cái lạ là hình ảnh ấy ăn sâu vào trí não anh, đến khi anh lại bị
một vết thương nặng, vừa được đưa vào bệnh viện N. thì hình ảnh ấy bỗng
nhiên hiện ra trước mắt. Có lẽ là vì từ N. đến Xê-li-a-nít chưa đầy hai mươi
cây số. Từ đây đến đó có xa gì cho cam. Vậy thì tại sao anh lại không thể
nhìn mặt chị được nhỉ?
Khi Ka-ti-u-cha nhận được lá thư của anh thì trời đã muộn. Chị nhún
vai phân vân, chả hiểu anh chàng nào lại viết cho chị như vậy. Khi đọc phải
để tâm một lúc lâu, chị mới nhớ ra là có anh chàng sĩ quan năm ngoái đã
đến lấy rơm ở đây. Khi nhớ ra chị suýt phát khóc cho rằng anh sĩ quan trẻ
này chắc là cô đơn và khổ não lắm mới phải viết cho chị là người thật ra
anh ta có quen thuộc gì cho cam. Trên mảnh thư nhỏ ấy anh ta tỏ ý hỏi
thăm tin tức của nông trường và cũng mong được trả lời. Đối với lá thư
này, Ka-ti-u-cha chả cần gì phải giấu giếm. Chị đã nói ngay với cô bạn là
Đu-ni-a, bí thư chi bộ. Chị cười, và nhún vai, nghĩ bụng cũng không hiểu
tại sao anh sĩ quan bị thương này lại có ý nghĩ viết cho chị như vây. Thế là
chị đi, mang theo một số quà bánh. Quà của nông trường.
Tại phòng quân y viện chị hơi bỡ ngỡ cố tìm trong số người bị thương
nằm điều trị, vẫn không tìm ra cái người mà trước đây chị chỉ được gặp
giây phút. Trong không khí sặc mùi hôi hám, cái thứ không khí thường có ở
những khu mổ xẻ - anh này thì rên rỉ, anh kia thì lặng lẽ ngồi trên giường.
Trong một góc tít đằng xa, một người mặt quấn băng kín mít chỉ hở có đôi
mắt đen nháy và dữ tợn đang nhìn chị. Ka-ti-u-cha đâm lo, chỉ sợ người ấy
lại đúng là anh sĩ quan mà chị đến tìm. Lòng chị xe lại vì thương hại.
Nhưng vừa lúc đó có tiếng ho đằng sau, chị quay người lại và nhận ra Ma-
la-khốp. Chị bật lên một tiếng cười sẽ đầy sung sướng khi nhìn thấy mặt
anh chàng nguyên vẹn.