làm ăn khá”.
Mẹ tôi chắp tay lại và kêu to:
- Trời ơi! Chắc có tin chẳng lành cho chồng tôi!
- Phải đấy. Bà đừng lo sợ quá. Ông nhà bị thương, may không chết. Nhưng
có lẽ rồi thành tật. Hiện giờ ông nằm nhà thương. Tôi nằm giường bên
cạnh. Nhân tôi về quê, ông bảo đi qua nhắn giúp. Thôi, chào bà, tôi không
thể ở lâu được vì còn phải đi ba dặm nữa, mà trời đã sắp tối rồi.
Mẹ tôi muốn biết thêm, lưu ông khách ở lại ăn cơm. Đường thì xấu, mà
người ta lại bảo trong rừng có nhiều chó sói, nên ông ta cũng vui lòng ở lại.
Ông ta ngồi trong góc cạnh lò sưởi vừa ăn vừa kể lại cho chúng tôi nghe.
Ông Liên bị gióng xây nhà đổ sập xuống đè phải. Xét ra lúc bấy giờ không
phải việc của ông ở đấy nên chủ thầu không chịu bồi thường.
Ông khách nói thêm:
- Thực không may! Phải kẻ tinh khôn hơn có lẽ họ tìm cách đòi được tiền
cấp dưỡng chung thân. Nhưng ông nhà thì chẳng được đồng nào.
Ông ta vừa sấy quần áo cứng cộp vì bùn khô lại vừa nhắc lại câu: “Thực
không may!” với một vẻ buồn thành thực như tỏ ra rằng nếu vào địa vị ông,
ông sẽ vui lòng xin cưa phăng đi một chân hòng đòi khoản cấp dưỡng
chung thân. Để kết thúc câu chuyện, ông nói:
- Tuy nhiên, tôi đã khuyên ông nhà đệ đơn kiện chủ thầu.
Mẹ tôi nói:
- Kiện thì tốn kém lắm.
- Phải, nhưng lúc được kiện thì sao?
Mẹ tôi muốn đi Ba-Lê xem sao nhưng đi là cả một sự phiền phức vì cuộc đi
rất diệu vợi và tốn nhiều tiền.
Sáng hôm sau, chúng tôi đến hỏi ý kiến Linh mục làng. Cha bảo để xét xem
mẹ tôi ra đó có ích gì, thì hãy nên đi. Rồi Cha viết thư cho Cha Tuyên úy ở
nhà thương ông Liên nằm điều trị. Mấy hôm sau, Cha nhận được thư trả
lời, bảo mẹ tôi không phải đi, cần gởi ít tiền ra cho ông để kiện chủ thầu.
Ngày, tháng qua. Thỉnh thoảng lại có thư về hỏi tiền. Lá thư cuối cùng khẩn
bách hơn, bảo nếu hết tiền thì đem bán bò đi.
Những ai đã sống ở nhà quê, mới biết có bao nhiêu khổ não, đau đớn trong