chung quanh hàng khán giả. Nó có thu được 40 phật-lăng không? Tôi vừa
nhảy vừa nghĩ thế vừa mỉm cười với khán giả bằng một dáng điệu tác dụng
cho thật đáng yêu.
Tôi đã mệt nhưng cứ phải nhảy đợi cho con Lãnh-Nhi trở lại mới thôi. Nó
không vội vàng. Tới vị nào không móc tiền cho nó, nó lấy chân vỗ vào túi
và đứng ỳ ra.
Sau cùng tôi thấy nó trở lại chỗ tôi. Tôi định thôi nhảy nhưng thầy tôi đưa
mắt bảo tôi tiếp tục. Tôi lại cố nhảy và nhìn vào bát của Lãnh-Nhi thấy
chưa đầy, còn thiếu nhiều.
Lúc đó thầy tôi cũng nhìn thấy số tiền thu được ít ỏi quá, liền đứng dậy nói:
- Thưa quý vị, chương trình của chúng tôi đến đây là hết. Nhưng, nến còn
cháy, nếu quý vị muốn, tôi xin cống hiến quý vị một vài ca khúc. Lãnh-Nhi
sẽ lượn thăm quý vị lần thứ hai. Những vị nào chưa tìm thấy miệng túi khi
Lãnh-Nhi đi qua lần trước, lần này tất tinh mắt hơn. Vậy xin kính báo quý
vị biết trước.
Tuy Vỹ-Tiên là nhạc sư của tôi thực, nhưng tôi không thấy ông hát thực sự
hay hát như buổi tối hôm đó bao giờ!
Ông chọn hai bài Tình-ca mà mọi người đều biết – nhưng thuở đó tôi
không biết – là “Thời niên thiếu” và bài “Tình yêu”.
Ngày ấy tôi không biết phân biệt thế nào là hát hay, hay không hay, có nghệ
thuật hay không nghệ thuật. Nhưng tôi nghe tiếng hát của ông đã khiến cho
lòng tôi thổn thức, tôi phải lẩn vào góc rạp khóc thầm.
Qua làn nước mắt rưng rưng, tôi nhìn thấy một thiếu phụ ngồi hàng ghế
nhất vỗ tay rất nhiều. Bà ta không phải là một người nhà quê như các bà
ngồi bên cạnh, mà là một thiếu phụ trẻ, đẹp, cứ trông cái áo khoác bằng da
rái cá của bà, tôi đoán bà vào hạng giàu có nhất trong làng. Cạnh bà là cậu
bé cũng thích Lãnh-Nhi lắm, có lẽ là con trai bà vì trông giống bà như đúc.
Sau bài thứ nhất, Lãnh-Nhi lại bắt đầu đi quyên. Không thấy bà ta cho gì,
tôi cũng hơi lạ. Đến khi thầy tôi hát xong bài thứ hai, bà vẫy tôi đến gần.
Bà nói:
- Tôi muốn nói chuyện với thầy em.
Tôi lấy làm ngạc nhiên sao lại có một người đàn bà đẹp thế muốn nói