biết làm gì hơn nữa?
Chúng tôi hy vọng. Bà Cát-Tường sắp đến. Bà là một người thạo việc, rất
mừng cho những đứa trẻ thơ ngây và nhỏ dại như chúng tôi. Đối với người
thạo việc, trên đời này còn có việc gì khó khăn nữa?
Nhưng than ôi! Bà không đến sớm như lòng chúng tôi mong đợi. Và những
người cảnh sát Tư-pháp đã đến sớm trước bà.
Hôm ấy, ông An-Thanh cho tôi cùng đi để đến thăm một người bạn. Chúng
tôi vừa ra khỏi cửa thì gặp mấy người cảnh sát kéo đến quây lấy chúng tôi.
Ông An-Thanh không lẩn tránh, ông thất sắc như người bị đau. Ông nghẹn
ngào xin với mấy người cảnh sát đó được trở vào hôn các con.
Một người cảnh sát có lòng nhân từ bảo:
- Ông đừng lo. Tù nợ không khổ lắm đâu. Trong ấy cũng lắm người tử tế.
Chúng tôi vào nhà, bọn cảnh sát theo sau. Tôi vội ra vườn gọi các con trai
ông. Khi chúng tôi trở vào thì thấy ông đang bế Lệ-Hoa, cô bé khóc sướt
mướt. Người cảnh sát nói trên ghé vào tai ông, nói nhỏ câu gì tôi không
nghe rõ, nhưng thấy ông trả lời:
- Vâng, thầy nói phải đấy. Phải thế mới được.
Rồi ông vụt đứng dậy, đặt Lệ-Hoa xuống đất. Nhưng cô cứ bám chặt lấy
ông không chịu buông ra.
Đoạn ông lần lượt hôn Yến-Chi, An-Sinh và Bằng-Mai.
Tôi đứng một góc, nước mắt ràn rụa. Ông gọi tôi:
- Minh, không lại hôn ta à? Con không phải là con ta hay sao?
Chúng tôi lúc bấy giờ cuống quít cả lên.
Ông nghiêm sắc mặt bảo:
- Các con ở lại. Không được nhốn nháo.
Rồi ông cầm tay Lệ-Hoa đặt vào tay Yến-Chi và ra thẳng.
Tôi toan theo ông, nhưng vừa ra đến cửa thì Yến-Chi ra hiệu cho tôi đứng
lại.
Lúc đó chúng tôi như những kẻ mất hồn, ngồi tụm trong bếp, bưng mặt
khóc như di. Không ai tìm được câu gì để nói. Nói gì? Chúng tôi vẫn biết
rằng ngày một ngày hai thế nào cha cũng bị bắt. Chúng tôi chắc có bà Cát-
Tường ở đó để bảo vệ chúng tôi. Nhưng bà Cát-Tường không ở đó.