xót người khác.
Sau một lúc im lặng, Bảy-Nhu cất tiếng:
- Về phần chúng ta, chúng ta phải làm thế nào bây giờ?
- Anh muốn làm gì?
Giáo-sư nói:
- Chỉ còn cách chờ đợi thôi.
- Chờ đợi cái gì?
- Phải chờ đợi. Mặt đất cách ta tới 4, 50 mét, anh có thể khoét bằng móc
treo đèn không?
- Thế thì chết đói mất.
- Điều nguy hiểm không ở chỗ đó.
- Thế Giáo-sư bảo nguy hiểm nhất ở chỗ nào? Giáo-sư làm chúng tôi lo
quá!
- Cái đói, ta có thể chống lại được. Tôi đã được đọc chuyện những người
thợ mỏ như chúng ta bị lụt, họ có thể nấp trong mỏ trong 24 ngày không ăn
uống gì mà vẫn còn sống. Chuyện đó xảy ra đã lâu rồi. Những cái gì đã có
ngày trước thì ngày nay cũng có thể có được. Như vậy, ta không sợ chết
đói.
- Ông đã bảo rằng nước không tài nào lên được nữa, thế thì còn sợ gì?
- Các bạn có thấy nặng đầu ù tai không? Có dễ thở không? Tôi không.
- Tôi, nhức đầu.
- Tôi, chóng mặt.
- Tôi, thái dương nhoi nhói.
- Tôi như dại.
- Đó là điều nguy hiểm nhất đấy. Chúng ta có thể sống trong bầu không khí
này bao lâu nữa? Tôi không biết vì không phải là nhà khoa học. Chúng ta
có 40 mét đất dầy ở trên đầu, và ba mươi nhăm hay 40 mét nước sâu ở dưới
chân chúng ta: thế nghĩa là bầu không khí này bị một áp lực nặng gấp 4 hay
5 lần áp lực thường. Chúng ta sống thế nào được trong cái khối không khí
nén ép này? Đó là điều mà chúng ta phải lo ngại và có lẽ đồng thời chúng
ta cũng rút được một vài kinh nghiệm, một bài học quá đắt.
Tôi không có một quan niệm gì về không khí ép. Vì thế, nghe Giáo-sư nói,