binh tôi không quen mặt vào phòng giam và bảo tôi đi. Tôi vững dạ thấy
người Cảnh-binh này trạc năm mươi tuổi và trông không khe khắt lắm.
Mọi việc tôi đều theo lời Mã-Tư cả. Khi xe bắt đầu chạy, tôi ngồi lùi dần về
cạnh cửa tôi vừa lên. Người Cảnh-binh ngồi trước mặt tôi. Trong toa này
chỉ có hai chúng tôi thôi.
Người Cảnh-binh hỏi tôi:
- Em nói tiếng Anh được chứ?
- Ít thôi.
- Em hiểu khi người ta nói chứ?
- Hơi hiểu, khi người ta nói chậm.
- Em ơi! Ta muốn cho em một lời khuyên: Đừng quỷ quyệt với Tòa án! Cứ
nói thực đi. Có thành thực thì mới thu phục được lòng yêu của mọi người.
Không có gì khó chịu bằng có việc với những kẻ có lỗi hiển nhiên mà còn
cãi. Còn những kẻ thú lỗi bao giờ cũng được người ta thương mến mà
khoan dung cho, vì thế em nói thực cho ta biết vụ đó xẩy ra như thế nào, ta
sẽ thưởng cho em mấy đồng. Em phải biết tiền bạc làm êm dịu phần nào
cảnh khổ ở nhà lao.
Tôi định trả lời phắt rằng tôi không có tội gì phải thú cả. Nhưng muốn “thu
phục lòng yêu” của người Cảnh-binh – theo từ ngữ của ông ta – tôi nín
lặng, không nói gì.
Ông ta cứ tiếp:
- Em cứ nghĩ kỹ đi. Khi nào ở nhà lao, em nhận thấy lời khuyên của ta tốt,
em sẽ nhờ người gọi ta, vì không nên thú tội với bất cứ ai, phải chọn mặt
người nào thương mình, như ta chẳng hạn, em đã rõ ta sẵn lòng giúp đỡ em.
Tôi sẽ gật đầu.
- Cứ hỏi ông Đô-Phiên là tên tôi. Em nhớ lấy.
- Thưa ông, vâng.
Tôi đứng ở cạnh cửa lên xuống. Tôi xin phép ông ta nhìn qua cửa kính ra
ngoài để xem phong cảnh những làng mạc xe đi qua. Vì ông muốn “thu
phục lòng yêu của tôi”, ông trả lời cho tôi tha hồ xem. Ông chả sợ gì. Con
tầu đang chạy hết tốc độ.
Một lúc lâu, gió đánh vào mặt lạnh quá, ông bỏ chỗ cửa vào ngồi ghế giữa