VÔ GIA ĐÌNH - Trang 63

Nơi dừng chân để học phần nhiều là trong quán chợ, dưới gốc cây hay bên
đống đá, mà bãi cỏ hay vệ đường thường dùng bàn làm để bày những bảng
gỗ.
Cách giáo dục này khác hẳn cách giáo dục phần đông những trẻ bằng tuổi
tôi được đến trường. Chúng không phải làm lụng gì. Chỉ có việc học. Thế
mà nhiều khi chúng còn phàn nàn không đủ thì giờ để làm bài. Nhưng có
một điều – còn quan trọng gấp mấy thì giờ cần thiết để học tập, đó là sự
chuyên cần. Không phải cái thời gian ta dùng để học một bài, nó ghi được
bài đó vào ký ức của ta đâu, chính là cái ý chí hiếu học vậy.
Phúc cho tôi, tôi đã đem được hết tâm trí vào sự học, không thú chơi đùa
cám dỗ. Nếu tôi chỉ có thể làm việc được trong phòng với hai tay bịt tai, hai
mắt dán vào quyển sách như vài đứa trẻ khó tính khác, thì tôi sẽ trở nên
như thế nào? – Chẳng làm trò gì được, vì chúng tôi không có buồng để ở,
và trong khi đi đường, tôi phải nhìn luôn xuống chân cho khỏi vấp ngã.
Thế mà, tôi cũng đã học được đôi điều, đồng thời cũng tập quen đi đường
trường, một môn học không kém bổ ích bằng những bài của thầy tôi. Tôi là
đứa trẻ yếu ớt khi còn ở với mẹ tôi. Bà Liên đã kêu tôi là “đứa trẻ tỉnh
thành”. Vỹ-Tiên đã chê tôi “chân tay mảnh dẻ quá”, như vậy đủ hiểu thể
cách của tôi hồi đó thế nào.
Ở gần thầy tôi, tôi được sống những nơi thoáng đãng, tôi lại đi nhiều, chân
tay trở nên cứng cáp, lồng ngực nở nang ra, da dầy dạn như sắt, thế tôi có
thể chịu được rét cũng như bức, mưa cũng như nắng, chịu được đau buồn,
thiếu thốn, mệt nhọc, coi như không.
Cái trường huấn luyện này thực là một đại phúc cho tôi, vì nó đã đào tạo để
sau này đủ sức phấn đấu với những tai biến hiểm nghèo, ghê gớm dồn dập
sả vào đầu tôi trong những ngày niên thiếu bơ vơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.