VÔ TRI - Trang 63

Cái giọng ơ hờ trở nên nằn nì: “Cháu cần nói chuyện với chú. Cháu phải

nói chuyện với chú”.

“Cháu hay mẹ cháu?”

“Cháu.”

“Trước hết thì hãy nói cho chú là có chuyện gì đi cái đã.”

“Chú có muốn gặp cháu hay không?”

“Chú muốn cháu nói cho chú là có chuyện gì.”

Cái giọng ơ hờ trở nên gây sự: “Nếu không muốn gặp cháu thì chú cứ

nói thẳng ra đi”.

Anh ghét sự nằn nì của cô nhưng không tìm được dũng khí để từ chối

không gặp. Giữ bí mật lý do cuộc gặp là một thủ thuật đầy hiệu quả của đứa
con riêng: anh thấy lo lắng “Chú chỉ ở đây vài ngày, chú rất vội. Nhưng dẫu
sao thì chú cũng có thể có nửa tiếng...’’, và anh hẹn gặp cô ở Praha, tại một
quán cà phê, ngày anh đi.

“Chú sẽ không đến.”

“Chú sẽ đến.”

Khi bỏ máy, anh thấy như thể mình đang lên cơn buồn nôn. Họ có thể

muốn gì ở anh? Một lời khuyên? Người ta sẽ không tỏ ra gây sự khi cần
một lời khuyên. Họ muốn làm anh rối trí. Chứng tỏ rằng họ có tồn tại. Làm
anh mất thời gian. Nhưng trong trường hợp ấy, tại sao anh lại hẹn gặp cô ta?
Vì tò mò? Thôi nào! Anh đã nhường bước vì anh sợ. Anh đã quy phục trước
một phản ứng cũ kỹ: để có thể tự vệ, anh luôn muốn có thông tin đúng lúc
về mọi điều. Nhưng tự vệ ư? Ngày hôm nay? Trước cái gì? Tất nhiên, anh
không gặp nguy hiểm nào cả. Chỉ đơn giản là giọng nói đứa con riêng của
vợ cũ đã bọc anh vào làn sương mù của những kỷ niệm cũ: những trò âm
mưu; những can thiệp của bố mẹ; phá thai; những giọt nước mắt; những lời
vu khống; những vụ đe dọa; sự gây hấn về mặt tình cảm; những đợt giận
dữ; những lá thư nặc danh: toàn chuyện ngồi lê đôi mách.

Cuộc đời mà chúng ta để lại sau lưng có cái thói quen xấu là thích chui

ra từ bóng tối, phàn nàn về chúng ta, kiện cáo chúng ta. Xa Bohême, Josef
đã học được cách không quan tâm tới quá khứ nữa. Nhưng quá khứ vẫn ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.