« Lại lập bỉ-vị tiên-sinh thờ ở Túy-vân-lâu (Văn-miếu ở Vĩnh-long),
khiến thợ khắc bia. Gặp lúc quan-binh Lãng-sa vô tới, thợ khắc bỏ dở công
việc. Tới năm giáp-thân (1872), kể từ năm nhâm-tí (1792) trước tới năm
giáp-thân cộng chung là 81 năm, ngày rằm tháng tám, tôi mướn thợ trùng tu,
làm cho bia còn lại mãi mãi.
« Vĩnh-long, minh-hương Trương ngọc Lang cẩn thừa lập ».
*
Bài văn bia của Phan-thanh Giản biểu-dương công-đức của Võ Trường
Toản thật là mớ sử-liệu giúp ích cho chúng ta ngày nay hiểu-biết việc xưa rất
nhiều. Sau đó, đốc-học Nguyễn Thông cũng viết thêm một bài sau mộ biểu
Võ Trường Toản.
Dưới đây là bản dịch của Ngạc Xuyên Ca văn Thỉnh : VĂN BIA CỦA
NGUYỄN THÔNG DỰNG Ở MỘ VÕ TRƯỜNG TOẢN
« Từ Lương-khê Phan tiên-sinh tới cụ Sùng-đức Võ phu-tử khoảng
thời-gian không mấy xa.
« Sở học của Phan tiên-sinh lấy chữ « thành » làm chủ đích ; trước hết,
lấy việc trị tính-tình làm phương thiết thật.
« Thời gần đây, tuy các nhà nho chưa xem-xét tới sở học ấy, nhưng lời
giảng-luận xưa kia, câu biên-chép còn sót lại của Sùng-đức vẫn còn tiêm-
nhiễm trịu trịu trong lòng. Sở học của Sùng-đức thật là thiết thật, thâm uyên,
rất hiệp với tư-tưởng thánh-hiền xưa vậy.
« Lương-khê tiên-sinh soạn bài biểu đề mộ cụ Sùng-đức ba tháng trước
ngày tuẫn tiết. Đương hồi thiên-hạ gian-nan loạn-lạc, tiên-sinh lo việc tôn-
sùng đức-nghiệp cụ Võ phu-tử. Nhờ bài biểu ấy mà đạo cụ Võ được suy tôn
thêm và ý-nghĩa của thánh kinh càng thêm sáng tỏ.
« Người cầu học trong đời, một khi thể-nhận lời của Lương-khê tiên-
sinh sẽ chăm lo việc chí tình chí tính để khi đến chỗ sáng-suốt, tinh-thành
kín-đáo của đạo học. Chừng ấy, người không còn lầm tục học, dị đoan dời
đổi lòng người, trái lại, được nhiều điều bổ-ích cho tâm-thần người lắm.