VÒNG NGUYỆT QUẾ CÔ ĐƠN - Trang 164

dàn dạt trên mặt sông. Chiếc đò có tiếng âm ỉ hiện ra, và lặng lẽ bơi về phía
tôi.

- Năm nay mưa gió thế này thì mùa màng lại thất bát. Này, mấy đêm

vừa rồi quan phủ có việc gì mà thúc trống ghê thế?

- Bây giờ làm gì có quan phủ - Tôi trả lời anh - Đấy là trống canh đê

của ban chống lụt. Anh buộc thuyền lên bè uống nước.

Buộc thuyền xong, anh leo lên bè vó. Tôi thấy anh đội nón chóp và

chân quấn xà cạp, liền hỏi:

- Bây giờ mà anh vẫn ăn mặc kiểu này à? Cứ như lính lệ ngày xưa ấy.

- Tôi là lính đấy chứ. Dẹp xong giặc, tôi về tiếp tục làm nghề chài

lưới.

Năm mười tám tuổi, Trương Chi đi lính. Anh chỉ huy một đội quân

thủy, và góp nhiều chiến tích đánh bại giặc ngoại xâm. Hết giặc giã anh trở
về con sông quê hương sống bằng nghề chài lưới. Những đêm có trăng, anh
thường gác chèo cho thuyền trôi theo dòng và cất tiếng hát. Những ngọn
gió sông như những nàng tiên cánh mỏng mang câu hát của anh đi mãi. Và
những ngọn gió sông mang tiếng hát của anh vào phòng Mị Nương. Gặp
câu hát Trương Chi, tuổi dậy thì của Mị Nương bừng dậy như một ngọn
lửa. Đêm đêm, nghe câu hát, nàng không sao ngủ được. Trái tim nàng canh
cánh lo âu và phập phồng hạnh phúc. Rồi nàng đem lòng yêu người có
giọng hát. Tháng ngày trôi đi, nàng thuộc lòng từng câu hát mà không thấy
mặt người. Và thế, nàng bỏ ăn, bỏ uống, mắt phượng mày ngài ủ rũ. Nàng
bỏ cả những thú chơi trong dinh quan thừa tướng. Suốt ngày đêm nàng nằm
trong phòng gấm mà tưởng nhớ đến người có giọng hát kia. Quan thừa
tướng lệnh cho người hầu đi khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi về cứu chữa cho
nàng. Nhưng tất cả thầy cao thuốc mạnh đều vô hiệu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.