“Tin chẳng lành ư?”, ông phó giám đốc hỏi một giọng nhẹ nhàng, không
phải để tò mò muốn biết, mà chỉ cốt để cho K. tránh lui máy ra.
“Không, không”, K. nói và đứng né ra nhưng không đi.
Ông phó giám đốc cầm ống nghe và nói với K. trong lúc chờ đợi đường
dây, tay vẫn không rời máy:
“Xin hỏi một câu, ông K. ơi! Ông có vui lòng đến để đi chơi thuyên
buồm với tôi vào sáng chủ nhật này không? Có đông người lắm và thế nào
ông cũng gặp bè bạn. Có cả ngài biện lý Hasterer. Ông đến chứ? Nào, ông
đồng ý đi!”.
K. cố gắng chú ý đến những điều ông phó giám đốc nói. Đây hầu như
quả là một sự lạ, vì anh và ông phó giám đốc xua nay chưa bao giờ thật
thông cảm với nhau, lời mời này có nghĩa là thủ trường của anh muốn hòa
giải và chứng tỏ vị trí của anh ở nhà ngân hàng; nó chứng tỏ vị thủ trưởng
thứ hai của ngân hàng rất muốn tranh thủ được cảm tình của K. hay ít nhất
cũng mong anh giữ thái độ trung lập. Tuy ông phó giám đốc chỉ mời trong
lúc chờ nói điện thoại, tay không rời máy nghe, nhưng như thế là ông cũng
đã tự hạ mình rồi; K. còn làm cho ông nhục nhã thêm khi trả lời:
“Cám ơn ông vô cùng, nhưng sáng chủ nhật tôi đã có hẹn”.
- Tiếc quá nhỉ! - Ông phó giám đốc nói và quay về phía máy điện thoại
vừa bắt được liên lạc.
Cuộc trò chuyện bằng điện thoại khá lâu, nhưng K. vẫn lơ đãng đứng
gần máy suốt thời gian ấy. Chỉ đến khi thấy ông phó giám đốc đặt ống nghe
xuống, anh mới giật mình và nói như để thanh minh phần nào cho sự có
mặt vô tích sự của anh:
- Họ vừa gọi dây nói bảo tôi đến một địa điểm, nhưng lại quên không
cho biết là vào giờ nào.
- Vậy ông gọi lại đi. - Ông phó giám đốc bảo.
- Ồ đâu có quan trọng đến mức như vậy! - K. nói, tuy rằng lời khẳng
định ấy làm giảm giá trị câu thanh minh lúc nãy vốn đã không đủ sức
thuyết phục.
Ông phó giám đốc khi bước đi còn nói với anh nhiều chuyện khác nữa.
K. miễn cưỡng trả lời nhưng đầu óc nghĩ đâu đâu. Anh tự nhủ tốt nhất là sẽ