trước mặt các viên chức ngồi đó, chả ai dám làm điều đó!
Đến bữa trưa, tôi được ăn cháo và rong biển phơi khô. Tại Cao Ly, món sau
này được coi là “sơn hào hải vị”, nhưng vì nhập vai người Hoa, tôi phải hỏi
những người canh giữ tôi rằng chả lẽ tôi phải ăn giấy cháy này à? Họ chỉ
mỉm cười và không nói năng gì cả. Rồi họ bắt đầu kể truyện tiếu lâm.
- Ai là người cứ nói hoài, dù được để ý hay là không?
- Chính khách à?
- Gần đúng. Giáo viên!
Hoặc:
Quan tòa hỏi một tên trộm tại sao lại… ăn trộm. Tên này trả lời, “vì tôi
đói”. Nhưng khi vị quan tòa lưu ý tên đạo chích rằng, lần gần nhất, hắn đã
cuỗm một đôi giày, nhân vật của chúng ta phẫn nộ:
- Thế quý tòa nghĩ, không lẽ tôi đi chân đất ăn trộm?
Hay:
Một người Nga bị đày đi Siberia vì tội “có thái độ không yêu nước”. Anh ta
nói với quan tòa:
- Giời ạ, quý vị cứ hay bảo ở Mỹ tệ lắm, sao không đày tôi sang đó cho tôi
nhờ?
Tôi phải chạy ra phòng tắm để họ khỏi thấy tôi phì cười. Đối với cái tai
người Bắc Triều Tiên, những câu chuyện tiếu lâm này thật kinh khủng và
dù có ở trong hoàn cảnh đáng lo sợ đến thế nào đi nữa, chúng đã tác động
đến tôi. Tôi mở vòi cho nước chảy để lấp đi tiếng cười trong cổ họng. Từ
bao tuần nay, tôi mới được cười như thế.
Các điệp viên Nam Hàn thực sự nhà nghề, họ đối xử với tôi một cách rất
tôn trọng. Họ biết, điều này sẽ mang lại kết quả nhanh hơn là dùng nhục
hình hoặc gạn hỏi cụ thể. Chỉ việc cùng sống bên họ, và bản thân tôi cũng
là người Hàn, nên tôi đã từng bước đầu hàng!
Một ngày nọ, các nữ điệp viên nảy ra ý kiến: chúng tôi đừng ngồi im lặng
như thế, mà hãy hát hò gì đó cho vui. Một cô tên là Pak Lin mở đầu với
một bài hát có tựa đề “Chú thỏ con bên núi” mà tôi có nhận ra. Đây là một
bài dân ca, đã bị Kim Chính Nhật cấm vì chính quyền muốn chúng tôi hát
những ca khúc tuyên truyền ái quốc hơn. Trong khi hồi hộp nghe bài hát,