người lính Bắc Triều Tiên. Về những bộ phim như thế, tôi lại nghĩ đến
Orwell - từ sau dạo đó tôi đã có dịp đọc ông - chúng khiến tôi nhớ đến cái
nghi thức mang tên “hai phút căm thù” trong tác phẩm “1984″. Cuối buổi
chiếu, khán giả chửi rủa ầm ĩ lính Mỹ, đôi khi họ còn ném đá lên màn ảnh
nữa.
Thời đó tôi còn bé để hiểu tất cả những điều này và tôi ngây ngất khi sau
thời gian đóng phim, tôi trờ về trường và được đón tiếp như một anh hùng.
Khi bộ phim bắt đầu được trình chiếu, tôi trở nên khá nổi tiếng. Mọi người
nhận ra tôi ngoài đường, gọi tôi bằng cái tên Yun Gok trong phim. Mẹ tôi
giới thiệu tôi cho các vị khách, các thày cô giáo cũng làm thế trong nhà
trường. Chỉ có cha tôi là không ưa việc tôi đóng phim và cứ mỗi lần ai đó
nhắc đến bộ phim, ông lại cau mày nhăn nhó.
Tôi còn đóng một bộ phim khác nữa. Phim này kể về một thiếu nữ được
Quân đội nhân dân cứu mạng trong khói lửa, lúc đó những người lính rút
lui về phía Bắc trong cuộc chiến Triều Tiên. Tôi thủ vai cô bạn gái của diễn
viên chính. Để trả công, tôi được một chiếc cặp sách mới tinh và mười
cuốn vở; chẳng nhiều nhặn gì cho lắm!
Về sau tôi cũng được mời tham gia các phim khác nhưng cha tôi không cho
tôi đóng phim. Thay vào đó, tôi chú trọng đến Thanh niên quân. Cứ vào
bảy giờ sáng, đài phát thanh duy nhất của Bình Nhưỡng lại chơi bản hành
khúc “Thanh niên quân”.
Chúng ta là những anh hùng trẻ tuổi của nước cộng hòa,
Chúng ta sẽ trở thành đội tiên phong của chủ nghĩa cộng sản.
Thanh niên quân, nâng cao lá cờ Đoàn,
Chào mừng Chủ tịch của chúng ta như người cha,
Và tiếp tục vui tươi tiến bước!
Chẳng bao lâu tôi trở thành người phụ trách trong Thanh niên quân và tôi
gắng sức để tổ nhóm của tôi trở thành tấm gương cho các tổ khác. Mặc dù
chúng tôi khá thành công nhưng không bao giờ tôi có thể duy trì một kỷ
luật thực sự, không bao giờ tôi có thể tự nguyện áp đặt lên bạn bè tôi.
Những kết quả trong nhà trường luôn được thông báo một cách công khai.
Trong trường, chúng tôi được nhận bốn loại điểm số: điểm cách mạng,