là cô gái cả đời ngoan ngoãn kia mà.
- Ở đây mọi thứ đều khác cả. Tớ không biết nói sao với những người đàn
ông ấy.
- Cứ nói tự nhiên thôi: "Anh yêu, cưới em đi và đưa em khỏi nơi đây". Nếu
tớ có thể ở thêm vài tháng nữa với tay người Áo này, tớ muốn được y như
thế.
Tôi sửng sốt nhìn Sukhi, nhất là vì… tôi cũng có cảm giác giống như thế.
- Cậu nói nghiêm túc đấy chứ?
Sukhi lấy bao thuốc lá ra. Những tuần gần đây, cô đã quen hút thuốc; cô
châm lửa rồi rít một hơi.
- Giận tớ cũng được, Okhva ạ.
Cố nhiên, chả có gì diễn ra từ những cuộc gặp gỡ như thế, mặc dầu tôi cảm
thấy ngày càng bị cuốn hút bởi thứ văn hóa tư bản năng động. Có lẽ may
mắn cho tôi là chẳng bao lâu sau, chúng tôi bị gọi về Bình Nhưỡng.
Về đến nơi, tôi được phép về thăm gia đình. Tôi mua cho cậu em trai
Bamso một chiếc đài cầm tay, và vài món quà cho mọi người. Nhưng về
đến nhà, tôi thấy cả gia đình đang thẫn thờ.
Bamso chết rồi!
Khi mẹ tôi nói tin này, tôi làm rơi chiếc đài và òa lên nức nở. Tôi nhào đến
ôm mẹ vào lòng. Bamso, cậu em trai khốn khổ của tôi! Nó là đứa em tuyệt
vời, luôn lạc quan và vui vẻ. Nó bị ung thư da và ra đi khi mới 15 tuổi. Cha
mẹ tôi đã tính trước được là nó sẽ qua đời, vậy mà họ vẫn đau khổ ghê
gớm. Trong thời gian tôi về thăm nhà, cha tôi tránh mặt tôi, như thể ông
giận tôi. Về sau tôi mới hiểu điều này.
Gần hai năm tôi không được về nhà. Giữa chừng, em gái tôi, Hyonok đã
kết hôn với một hướng dẫn viên thuộc Tổng cục Du lịch. Tôi cảm thấy mẹ
tôi buồn vì tôi không phải là đứa con gái đầu đi lấy chồng. Tôi cũng nhận
thấy càng ngày, tôi càng xa cách gia đình. Không được kể về thời gian huấn
luyện cũng như nhiệm vụ mà tôi được giao, tôi luôn căng thẳng vì không có
gì để nói. Chao ôi, chúng tôi muốn trò chuyện tâm sụ biết chừng nào! vậy
mà, càng ngày, chúng tôi càng rời xa nhau…
Tuy nhiên, tất cả những điều này vẫn khiến tôi bất ngờ trước cử chỉ của cha