— Phải, nhưng còn cô bé em anh ta. Anh ta rất yêu cô. Cô sắp 16 tuổi. Và
nếu cô bé cứ ở bên mẹ, thì số phận cô ta sẽ ra sao? Một ông anh trong trại tế
bần, anh ta trong tù: còn cô gái, hẳn sẽ lăn lông lốc như trái banh ngoài hè
phố! Cho nên tôi, tôi năn nỉ ông hãy tìm cách cáo buộc người mẹ, để giữ lại
cô em gái cho anh ta. Và rồi, anh ta cũng có quyền trả thù chớ! Ít ra người ta
cho phép anh ta làm điều này!
Ít ngày sau, viên sĩ quan cảnh sát đến nhà tù gặp Sergio Della Fano.
Chàng trai thật thảm hại. Anh ta đã bị phỉnh gạt đến độ ông cảm nhận anh ta
chẳng còn biết tin vào đâu nữa. Và anh ta chỉ chờ cô em gái cũng sẽ chịu
chung số phận hẩm hiu tương tự. Nhưng viên sĩ quan cảnh sát cũng không
mấy khó khăn thuyết phục anh ta viết thư gởi đến chánh án và thẩm phán tư
pháp để tố cáo mẹ mình. Nhưng cần có chứng cứ, thêm vào lời chứng của
anh, để xác định bà bá tước quả thực có phạm tội trong cái chết của chồng
bà.
— Bà ấy đã từng muốn tự tay mình giết ổng, chàng trai tiết lộ.
— Bằng cách nào?
— Trước đó một năm, bà đã dùng hơi gas để mong làm ông chết ngạt
ngay trong phòng của ổng.”
Ít ngày sau, cảnh sát trưởng Harry Seidler, do INTERPOL cử đến
Washington, thẩm vấn bà bá tước dễ sợ. Vẫn luôn bó cứng trong chiếc váy
lần này màu vàng nhạt, bà ta nằm ườn trên trường kỷ, bên hồ bơi của khách
sạn Hilton ở Las Vegas. Khi Harry đề cập đến cáo buộc nghiêm trọng nhất,
bà kêu lên:
— Đó là lời nói láo bẩn thỉu! Tôi không thể nào khiến chồng tôi chết ngạt
trong phòng của ổng, làm gì có hơi gas!”
Nghe nói vậy, ông cảnh sát trưởng há hốc miệng, và, đầy thất vọng, ông
gọi điện thoại, qua INTERPOL, đến ông cò nhỏ con đội mũ xứ Basque. Ông
này, cách đó 9.000 cây số, nhắc ống nghe lên.
— Không có hơi gas trong phòng sao? Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì
anh chàng thanh niên kia sao lại bịa ra được câu chuyện như thế. Cứ ngồi