– Chao ôi, đời nó thế, cũng là số kiếp cả, thưa bà... Bà ký Tám
Mái trả lời:
– Ấy, nói thế, ông đừng tưởng không có ai hỏi tôi đâu. Nói để
ông mừng cho, chứ em ông trông cũng "đường được" đấy chứ, có
bao nhiêu ông tham ông phán hỏi rồi đấy, nhưng "em ông" vẫn
chưa bằng lòng... Nếu không thế thì "em ông" đã chết từ đời
"tám hoánh" nào rồi (?) ông ạ. Em ông chỉ nghĩ một điều là: thôi,
cứ để mặc cho "người ta cưới đông cưới tây" đi, em ông cứ ở nhà nuôi
mẹ già và phụng dưỡng mẹ lúc mặt trời bóng xế thì đi lấy chồng
cũng chẳng lấy gì làm muộn... Chỉ trừ khi nào có người nào coi mẹ
em cũng như mẹ người ta, và cho em nửa tháng độ một trăm bạc để
nuôi mẹ thì hoạ em mới bằng lòng thôi...
Nhời nói nghe mà cảm phục! Nhưng chết một cái là bà ký Tám
Mái lại nổi tiếng là một người đàn bà coi mẹ hơn vú già...
Bà ký Tám Mái nói thế xong thở hắt ra như nhẹ được một phần
người, nhưng chỉ một lát thì bà lại sầu rũ ra và chép miệng luôn luôn
than thở cho cái nghề bạc bẽo:
– Tôi cứ thấy người ta than thở cái nghề làm báo bạc bẽo nhất
đời. Chẳng hiểu làm sao chứ cái nghề làm mối của tôi thì thực bạc
bẽo không bút nào tả nổi. Tôi thường nghe thấy mấy ông ở gần
nhà tôi vẫn nói chuyện rằng bên Nhật, cái nghề tôi không đến nỗi
bị coi thường quá. Trái lại, người mối vợ mối chồng
được đặt lên một địa vị rất cao, như một vị quan xử án giữa hai bên
chồng vợ.
Người ta kể chuyện rằng khi có nhà nào muốn cưới con, thì việc
đầu tiên ở Nhật là phải đi tìm người mối, thường phải là một đôi vợ
chồng. Đôi vợ chồng người mối sẽ là hai người chứng: người mối
không thể là một người goá hay chưa chồng, chưa vợ. Họ phải là