VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 182

hợp đồng ví dụ ký sáu năm thì rút xuống chỉ còn ba, ký hai mươi
lăm năm rút xuống mười tám năm hay kém thế nữa...

Những nhà Ochaya hay phòng trà của Phù Tang tam đảo dựa vào

bọn geisha mà sống rất nhiều. Họ bán cái vui, cái cười của bọn
người kia cho khách du và thỉnh thoảng những nhà lịch sự vẫn cho
đón bọn người này về gảy đàn và hát vào bất cứ giờ nào cũng được;
– cũng như ở Huế, ta có thể mời các cô ca về để ca lý và gảy đàn
tranh để quên sầu những lúc đêm thanh và giá cả bọn geisha thì
cũng y như bọn ca lý Huế, nghĩa là tuỳ theo thứ bực, tuỳ theo danh
tiếng của từng người một, chứ giá cả không nhất định, và một
phần nữa cũng tuỳ theo lối múa của chủ nhà bảo múa. Trên kia đã
nói đến lối múa Matsu Odori, nhưng từ cuối thế kỷ thứ XIX thì
bọn geisha thường múa khúc "Múa anh đào" rất được hoan nghênh

Đông Kinh, chia ra như sau này:

Miyako Odori, múa ở Kyoto từ 1 đến 30 tháng tư;

Naniwa Odori, từ 1 đến 24 tháng tư;

Azuma Odori, múa ở Tokyo từ 1 đến 20 tháng tư.

Cũng như ở nước ta hãy còn tục mê tín, bọn geisha đeo vàng dát

ngọc cũng tin ở thần linh nhiều lắm, nhưng tin nhất có chăng là
vị Miêu thần vậy. Bất cứ nhà geisha nào cũng có một con mèo
bằng sứ hay bằng sành, người ta hương hoa cúng lễ cẩn thận lắm,
hoặc nếu không thế thì có một con cáo, tức là thần Inari mũi bị
xẻo.

Irène Bechar có một lần đã hỏi một người geisha rằng:

– Có thật các cô tin rằng có Trời không?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.