VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 183

– Có, chúng tôi tin có Trời. Nhưng chúng tôi không tin rằng Trời

là con cáo, tuy vậy, chúng tôi vẫn cứ phải thờ cáo bởi chúng tôi nghĩ
rằng cái giống cáo nó chạy nhanh, vậy tất sẽ mang những lời cầu
khẩn của chúng tôi lên Trời mau hơn...

Vào khoảng đầu thế kỷ XX, nghề geisha ở Phù Tang tam đảo

bành trướng một cách dữ dội; riêng ở Đông Kinh đã có tới 100.000
geisha rồi. Những cô gái này, theo sự tiến bộ do văn minh nước
ngoài đem lại dần dần nhãng bỏ hết cả những bài múa hát của
đất nước đi mà xông cả ra tập nhảy đầm. Những nhà ochaya vì vậy
biến thành cả ra tiệm nhảy, phong trào nhảy có lẽ cũng dữ dội như ở
nước ta độ nào, có lẽ lại dữ dội hơn thế nữa... Người ta thuật chuyện
rằng vào hồi ấy có nhiều cô geisha mê nhảy quá đến nỗi cứ
nghe thấy tiếng kèn là bắt trái bốn cái chiêu tatami ra nhảy đại,
đến nỗi sau chánh phủ Nhật thấy thế, không thể chịu được, – vả lại
thấy nhiều thanh niên tự tử quá, – phải hạ lịnh đóng cửa tất cả các
nhà geisha lại và xóm geisha ở Nhật, Yoshiwara, – một đô thành có
mười vạn geisha – bị đốt không để một di tích gì lại hết.

Lịnh này ký từ năm 1936 đến năm 1938 thì thi hành: năm ấy

cũng là năm mà thủ tướng Saito (Ý Đằng) Nhật bị người ta ám sát.

Đến nay, thì bọn geisha Nhật không còn nữa, – hoặc có còn thì

cũng là chỉ để ca hát hay nhảy múa những bản đàn, bản múa của
riêng đất nước mà thôi. Những bậc phụ huynh túng đói hay những
gia đình thất thế phải bán con, bán em, bán vợ đi mỗi ngày vì vậy
cũng đỡ dần; geisha, một tinh hoa của Nhật Bản, tuy có kém sáng đi
đôi chút, nhưng người Nhật cũng không lấy thế làm buồn bởi vì
chánh phủ Nhật đã kiếm công ăn việc làm khác cho bọn người giải
nghệ này và làm người đàn bà Nhật thành những phần tử có ích cho
nước hơn, để đối phó với ngọn sóng thực tế hiện đương tràn lan
trên thế giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.