Một cánh hoa rơi
Và lại bay lên cành.
À! ra con bướm...
Những bài thơ ấy đại khái như vậy cả, (người Nhật gọi là hai-ku)
phần nhiều mỗi câu chỉ có một hai chữ vớ vẩn thế thôi, nhưng bài
nào cũng nhẹ như bướm cả. Bọn geisha người đã nhẹ lại ngâm những
bài thơ nhẹ như thế, tưởng đã thần tiên lắm lắm rồi, không ngờ
người Nhật vẫn cho thế là chưa đủ nên lại còn tập cho bọn geisha
biết nhảy múa nhẹ nhàng cũng như dáng điệu của họ và thơ của họ
ngâm nga vậy.
Về những lối múa này, như trong bài Nghệ thuật hát bội của
Phù Tang tam đảo mà tôi đã viết trong số trước, lối nào cũng
dùng đến cây quạt cả. Mỗi bước đi một điệu, mỗi sự uốn éo lòng là
để "trả lời" một tư tưởng, hay một vẻ riêng của nghệ thuật nhưng đặc
biệt và được geisha Phù Tang tam đảo ưa nhất và lấy làm khó nhất
có chăng là lối múa cây tùng cây bách (Matsu Odori). Hai tay người
geisha múa như lá tùng lá bách rơi ở chung quanh bộ xiêm phục lẹ
làng như gió xuân.
Xem như vậy thì ta có thể bảo bọn geisha chính là một hạng nghệ
sĩ của đất Phù Tang, mà sở dĩ bọn người này được thế, chính là vì ở
Nhật, sau cái phong trào xu hướng về khoái lạc, phong trào
Khổng giáo kế tiếp luôn và đưa người ta đến chỗ tận thiện tận
mỹ của đạo đức và nghệ thuật.
Hiện nay, phong trào Phật giáo có lẽ không rộng được bằng khi
xưa nữa, nhưng Nho giáo lại gây cho óc người Nhật sự cương cường,
làm cho cả đàn ông lẫn đàn bà đều biết trọng nhân cách vậy. Vì