VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 178

Vào thời ấy, những nhà quý phái ở nước Nhật không biết làm gì

cả, ngoài hai bữa cơm ra; họ đọc phú ngâm thơ mãi cũng buồn nên
thường thường vẫn hội họp nhau ở những nhà như nhà cô đầu bây
giờ để đề trăng vịnh gió, ngắm tuyết trông mây và, cũng như lớp
người cũ ở nước ta, họ phí thời giờ vào những việc không ra đâu cả.

Một vài "cái phòng trà" bắt đầu mở: những người chủ phòng trà,

muốn cho những ông thi sĩ, văn sĩ một mùa kia có bạn, bèn mộ dăm
ba ả đến để mài mực, rót rượu hay ngâm ngợi dăm ba câu thơ cho đỡ
buồn.

Nếu người ta cần phải đem các cô geisha ra ví dụ với một hạng

người nào ở nước ta, tôi xin ví họ với bọn cô đầu hát cũ, cái bọn
người ở sau mành mành hát ra để quan khách nghe chơi, cái bọn
người cùng lớp với vai chính ở trong truyện Thề non nước của Tản
Đà Nguyễn Khắc Hiếu vậy.

Những cô geisha Nhật Bản khởi nguyên cũng thế. Họ là những

con nhà gia thế cả nhưng vì chẳng may gặp bước sa cơ thất thế nên
phải tạm dấn mình vào một chỗ dập dìu xa mã công khanh. Tôi đã
đọc một vở kịch Nhật mà trong đó người ta thuật chuyện một người
đàn bà Nhật đã có chồng, nhưng vì chồng cần tiền để hội họp anh
em lại trả thù cho chủ cũ, người đàn bà ấy không ngần ngại gì cả, đã
tự bán mình lấy 100 đồng tiền vàng và đến ở một cái phòng trà
trong ba năm.

Quả vậy, những người đàn bà dấn thân đi như thế không phải cứ

để ở suốt đời như thế! Họ có giao ước với mụ chủ phòng trà sẽ ở
trong một thời hạn là bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng, bao nhiêu
năm; ngoài cái thời gian ấy ra, họ sẽ có tự do của họ, mà trong khi ở
đó, không có thể có một thế lực gì bắt họ phải theo ý muốn người
khác được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.